Thứ năm, Tháng mười hai 12
Shadow

Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn cho vị trí kinh doanh và marketing

Câu hỏi phỏng vấn chủ đạo mà nhà tuyển dụng muốn bạn trả lời đối với vị trí kinh doanh và marketing là: “Bạn có bán được hàng không?”

Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi là nhấn mạnh thành công về bán hàng trong quá khứ của bạn, vì vậy khi chuẩn bị câu trả lời, hãy ghi nhớ kỹ các thành tựu chính bạn đã đạt được. Hãy chuẩn bị nhiều ví dụ để minh họa cho các thành tựu này.

Xem thêm: Bảy sai lầm khi đi phỏng vấn xin việc – Có lẽ bạn không nhận ra

Hãy đưa vào câu trả lời các con số và dữ liệu về sự thành công của bạn, nhấn mạnh tới những lợi ích bạn đã đem tới cho công ty. Đồng thời, hãy rà soát lịch sử việc làm của bạn. Nhắc nhở bản thân về những lĩnh vực bạn đã tham gia trong quá khứ, loại kinh nghiệm bạn đã thu được. Nghĩ về tất cả những điều trên khi bạn chuẩn bị trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn sau đây: lớp học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Câu hỏi phỏng vấn cho vị trí kinh doanh và marketing

Câu hỏi phỏng vấn vị trí kinh doanh và marketing

Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?”

Bạn cần biết thật nhiều về công ty, đặc biệt thị trường và các sản phẩm của nó. Bên cạnh việc thu thập thông tin tổng quát qua trang web công ty, các bản báo cáo của công ty, bạn cũng có thể đọc các cuốn catalo hoặc hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Hãy nghĩ xem tại sao công ty và sản phẩm của công ty lại thu hút sự chú ý của bạn, và tại sao bạn lại muốn làm việc cho công ty này. khóa học xuất nhập khẩu online số 1 việt nam

Bạn nghĩ xu hướng chủ đạo trong ngành này là gì?”

Hãy đọc các tạp chí thương mại, ấn phẩm marketing, cũng như các tờ tin tức. Vạch ra những xu hướng chủ đạo, thể hiện thái độ lạc quan và tập trung vào những cơ hội phát triển của các xu hướng này.

Bạn tìm kiếm điều gì ở công việc?”

Bạn hãy cân nhắc xem bạn sẽ nhận được gì cũng như đóng góp gì. Hầu hết những người làm nghề kinh doanh đều tìm kiếm cơ hội và thách thức, đồng thời tăng tiền hoa hồng nhận được. Hãy nghĩ tới những thử thách giúp bạn tăng lượng đơn hàng và vượt chỉ tiêu đặt ra, cũng như những cơ hội để bán hàng và làm tăng lợi nhuận.

Ví dụ:

Tôi tìm kiếm cơ hội để bán hàng. Kinh nghiệm của tôi trong [tên công việc hiện tại] đã cho tôi thấy rằng tôi có năng khiếu [bán hàng, marketing, bán hàng qua điện thoại…]. Tôi tin rằng điều đó đã được thể hiện qua [thành tựu chính của bạn]. Tôi đang tìm kiếm cơ hội để tiếp tục phát triển hơn nữa, tại một công ty [với sản phẩm hàng đầu, hoặc bất cứ điều hấp dẫn chủ chốt nào]. Tôi tin rằng công ty của ông sẽ đem lại cho tôi cơ hội đó.

“Thành tựu lớn nhất của bạn là gì?”

“Phẩm chất nổi bật nhất của bạn là gì?”

“Điểm mạnh nhất của bạn là gì?”

“Bạn có thể mang tới điều gì cho công việc này?”

Điểm mạnh lớn nhất của bạn là khả năng bán hàng. Phẩm chất nổi bật nhất của bạn là những tính cách giúp tạo nên khả năng đó, ví dụ như: sự kiên trì, tính liêm chính, động lực, sáng tạo, hiểu biết về sản phẩm. Hãy thể hiện những điều này trong câu trả lời của bạn:

Tôi tin rằng khả năng bán hàng là điểm mạnh nhất của mình. Tôi đã có X năm kinh nghiệm trong [lĩnh vực làm việc của bạn] và kiến thức của tôi về [sản phẩm chủ đạo, thị trường hoặc lĩnh vực kiến thức] cho phép tôi được đóng góp đáng kể cho công ty ngay từ ban đầu. Tôi là người [các khả năng chính] và nhờ vậy, tôi đã đạt được [các thành tựu chủ chốt]. Tôi tin rằng công ty hiện tại cũng sẽ đồng ý rằng, một trong những điểm mạnh chính của tôi là khả năng thực hiện công việc dưới điều kiện khó khăn. Ví dụ, [miêu tả một lần bạn đã hoàn thành công việc dưới điều kiện khó khăn và đem lại ích lợi cho công ty].

“Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?”

Câu trả lời nên là bởi vì bạn có thể giúp gia tăng lợi ích cho công ty. Hãy nghĩ tới bản thân bạn như một sản phẩm, xác định các tính năng và lợi ích, sau đó cố bán sản phẩm đó.

“Bạn nghĩ bạn cần bao nhiêu thời gian để bắt đầu đóng góp cho công ty này?”

  • Hầu hết các công ty sẽ mong đợi bạn nắm bắt tốt công việc sau khoảng vài tuần làm việc, và bắt đầu có đóng góp đáng kể trong vòng sáu tháng.
  • Hãy giải thích với người phỏng vấn đó là điều đã được đặt ra ở công việc trước của bạn, và bạn đã thành công khi đạt được mục tiêu đó.

“Bạn có phải là người có khả năng gây ảnh hưởng tốt?”

“Bạn có phải là người có khả năng thuyết phục?”

Hãy đưa ra câu trả lời dựa trên nguyên tắc T-H-K đã nhắc tới ở chương trước để thể hiện các kỹ năng của bạn. Hãy chọn tình huống mà kết quả cả đôi bên cùng có lợi, tránh những tình huống khiến bạn nghe có vẻ là người thủ đoạn.

“Bạn là người lãnh đạo hay người tuân theo chỉ đạo?”

Rất tự nhiên khi công ty muốn một người lãnh đạo giỏi, tự tin và có tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, công ty cũng muốn một người biết lắng nghe các yêu cầu của khách hàng, và có thể tuân thủ các yêu cầu của công ty.

Vì vậy, hãy trả lời rằng:

  • Tôi có thể nói tôi là người lãnh đạo thiên bẩm, và tôi nghĩ hầu hết những người biết tôi cũng sẽ đồng ý với điều đó. Tôi đã [đưa ra ví dụ bạn sử dụng kỹ năng lãnh đạo].
  • Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng một người bán hàng giỏi cũng phải là người biết tuân theo. Ví dụ như, [đưa ví dụ về một lần khi bạn lắng nghe khách hàng và đã đem lại lợi ích]. Vì vậy, về tổng thể, tôi nghĩ cần phải linh hoạt với tình hình.

“Bạn có tham vọng không?”

Các tố chất thể hiện sự tham vọng là – chăm chỉ, tập trung, hướng tới mục tiêu và tận tụy – nhưng hãy tránh tỏ ra bạn nóng vội hay quá ganh đua. Câu trả lời có thể là:

Tôi có thể khẳng định mình là người tham vọng. Tôi có động lực, sự nhiệt tình và [các phẩm chất cá nhân của bạn] để có thể có những đóng góp to lớn cho công ty.

Ví dụ, [đưa ra minh họa cho sự tham vọng của bạn, ví dụ như vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu].

Tôi hiểu rất rõ tôi muốn làm gì và muốn tới đâu.

“Bạn có phải là người quyết tâm?”

“Bạn xử sự ra sao khi bị từ chối?”

Hãy cho người phỏng vấn thấy rằng bạn có thể chấp nhận sự từ chối – điều diễn ra hàng ngày trong hầu hết công việc bán hàng – và bạn không hề tỏ thái độ tiêu cực về việc đó. Thậm chí, sự từ chối sẽ nâng cao quyết tâm của bạn.

Ví dụ như:

Sự từ chối là một phần của công việc; đơn giản là sẽ có những người không muốn thứ tôi bán. Tôi sẽ không vì vậy mà có thái độ tiêu cực; nó chỉ khiến tôi thêm quyết tâm. Ví dụ như, [đưa một ví dụ về việc bị từ chối đã khiến bạn càng quyết tâm thành công bằng cách thay đổi cách tiếp cận, tìm kiếm khách hàng hoặc thị trường mới…]

“Bạn đánh giá mức độ tự tin của bản thân ra sao?”

Đưa ra lý do thuyết phục tại sao mức độ tự tin của bạn lại cao. Ví dụ: Tôi dám nói tôi là người tự tin. Tôi rất tự tin về khả năng bán hàng của mình, và sự tự tin đó có được từ [chọn khả năng bán hàng phù hợp nhất], hay kỹ năng [chọn kỹ năng nghề nghiệp phù hợp nhất] của tôi, cũng như [phẩm chất cá nhân phù hợp nhất]. Vì vậy, tôi tin rằng sự tự tin của tôi có cơ sở vững chắc là kinh nghiệm bản thân.

“Bạn nghĩ sao về các thách thức?”

“Bạn nghĩ sao về rủi ro?”

“Công việc này đòi hỏi người có đam mê phát triển kinh doanh. bạn có như vậy không?”

Nhiệm vụ của bạn là phải tạo ra nhiều đơn hàng trong năm nay nhiều hơn năm ngoái; mở được thị trường mới và có thêm nhiều khách hàng; đảm bảo giữ được khách hàng cũ và khiến họ giới thiệu sản phẩm tới người khác.

Hãy thể hiện sự nhiệt tình đối với việc phát triển kinh doanh bằng cách cung cấp thông tin về những gì bạn đã làm được trong quá khứ: những con số doanh thu bạn đã đạt được, khách hàng bạn giữ được, danh tiếng công ty… Nếu có được các con số về doanh số bán hàng cụ thể bạn đã đạt được, hãy đưa vào câu trả lời.

“Bạn đối phó với căng thẳng như thế nào?”

“Bạn làm thế nào khi gặp áp lực?”

Cho người phỏng vấn thấy bạn là người kiên cường trước áp lực công việc. Ví dụ: Tôi luôn đối phó tốt với căng thẳng. Tôi tin rằng đó là do tôi giỏi lập kế hoạch và tổ chức. Tôi [miêu tả một vài thứ bạn đã tổ chức, sắp xếp trong công việc]. Điều đó đồng nghĩa với những công việc giấy tờ thường không chiếm nhiều công sức của tôi, cho phép tôi được sử dụng năng lượng của mình ở [những phần quan trọng hơn trong công việc]. Dù sao đi nữa, tôi nghĩ tôi cần chút căng thẳng để tập trung tốt hơn. Tôi thích một chút cảm giác căng thẳng [hoặc từ mà bạn thấy phù hợp với bạn hơn] khi tôi [đi gặp khách hàng, thực hiện cú điện thoại]. Cuộc sống sẽ bớt thú vị đi nhiều nếu thiếu điều đó.

“Bạn đã bao giờ thất bại trong việc đạt được mục tiêu đề ra?”

Chọn một trường hợp xảy ra đã lâu, trước khi bạn có kinh nghiệm và kỹ năng như hiện nay. Cho người phỏng vấn thấy qua đó bạn đã thay đổi hành vi của mình. Ví dụ: Tôi đã thành công trong việc đạt được tất cả mục tiêu doanh số gần đây, nhưng tôi nhớ khi mới bắt đầu, tôi chưa có kinh nghiệm như hiện nay, và tôi đã không thể đạt doanh số đề ra một hay hai lần gì đó. Tôi đã [miêu tả những nỗ lực bạn đã bỏ ra để cuối cùng đạt được chúng]. Điều đó có nghĩa là tôi đã học được [điều gì đó bạn đã học: cách sắp xếp thời gian, cách tập trung nỗ lực, không lần nữa].

“Lần cuối cùng bạn tức giận là khi nào?”

“Bạn có bao giờ mất bình tĩnh không?”

Nếu bạn mất bình tĩnh với một khách hàng, bạn sẽ làm mất đi rất nhiều tiền của công ty, vì vậy bạn phải nhấn mạnh rằng bạn không bao giờ như vậy cả. Hãy trả lời rằng: Ồ, tôi có thể tức giận về [điều gì đó có thể hiểu được – ví dụ như sự bất công], cũng như mọi người khác, nhưng tôi không để những áp lực hàng ngày đó ảnh hưởng nhiều tới tôi. Tôi không thể nhớ nổi lần cuối tôi thực sự mất bình tĩnh là từ bao giờ nữa.

“Bạn làm việc bao nhiêu giờ mỗi tuần?”

Câu trả lời của bạn nên thể hiện sự cân bằng giữa việc cố gắng để bán hàng thành công và tránh stress do làm việc quá độ. Ví dụ, bạn có thể nói:

Điều này còn tùy. Tôi luôn dành ra thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu của mình, nhưng tôi biết lập kế hoạch thời gian hiệu quả, và tôi giỏi lên thời gian biểu, vì vậy tôi tin rằng mình làm việc hiệu quả. Tất nhiên khi có sự vụ xảy ra, hoặc khi tôi nhận thấy có một cơ hội, tôi sẵn sàng đầu tư thêm thời gian cho nó.

“Bạn lên kế hoạch xử lý công việc thế nào?”

“Bạn lên lịch các chuyến công tác bán hàng thế nào?”

Hãy cho thấy rằng bạn dành càng nhiều thời gian càng tốt cho những việc hiệu quả cao, và tối giản thời gian cho những việc ít hiệu quả như ghi chép sổ sách hay đi lại. Hãy giải thích bạn đã làm cách nào, và đưa ra ví dụ minh họa.

“Hãy kể về một vấn đề khó khăn mà bạn đã gặp phải.”

“Hãy kể về một đơn hàng khó mà bạn đã đạt được.”

Hãy chọn một vụ bán hàng đầy thử thách và mô tả các kỹ năng, kinh nghiệm, cũng như phẩm chất cá nhân bạn đã sử dụng để có được thành công. Tránh đề cập tới bất cứ điều gì cho thấy bạn gặp vấn đề trong quá trình làm việc với người khác hoặc trong việc tuân theo quyết định của cấp trên. Hãy chuẩn bị trước, phòng khi người phỏng vấn hỏi về những lần bạn không thành công. Chọn một ví dụ khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp, và nói rằng bạn đã học được bài học quý giá từ kinh nghiệm đó.

“Bạn nghĩ đâu là bí quyết để giành thắng lợi trong đàm phán?”

“Cách thức tiếp cận để bán hàng của bạn là gì?”

Hãy đưa ra ý kiến rõ ràng. Một câu trả lời tốt là sự tổng hòa của tinh thần hợp tác, động lực, kỹ thuật thương thuyết, dẫn dắt khách hàng và nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Hãy đưa ra ví dụ về một lần bạn đã áp dụng thành công triết lý này.

“Quan điểm của bạn về dịch vụ khách hàng?”

Cho người phỏng vấn thấy rằng bạn hiểu dịch vụ khách hàng là một ưu tiên hàng đầu trong kinh doanh. Ví dụ: Có thể nói tôi luôn đặt dịch vụ khách hàng là một trong những ưu tiên hàng đầu. Khách hàng hài lòng thì họ mua hàng, khách hàng không hài lòng là khách hàng chúng ta mất. Ví dụ, [đưa ra một vài minh họa về những lần bạn đã thành công trong việc giải quyết các khách hàng khó tính và giận dữ].

“Điều gì tạo động lực cho bạn trong công việc?”

Bạn có thể nói tiền là một trong những động lực; đó là lý do tại sao nhiều công việc bán hàng lại bao gồm tiền hoa hồng. Nhưng đừng quên đưa vào những động lực lớn hơn. Ví dụ như:

Tôi thích chiến thắng [ví dụ]. Khi tôi làm tốt công việc, lắng nghe khách hàng, thỏa mãn các nhu cầu của họ và thực hiện thành công đơn hàng, tôi có được cảm giác thỏa mãn bởi thành tựu đạt được.

“Bạn làm thế nào để luôn theo kịp với sự thay đổi/ đổi mới trong lĩnh vực của mình?”

Bạn cũng có thể được hỏi các câu hỏi về lĩnh vực và kiến thức chuyên môn cụ thể. Hãy đoán trước xem người phỏng vấn sẽ hỏi gì. Họ có thể đặt câu hỏi dựa trên những vấn đề sau:

  • Hiểu biết của bạn về những kỹ thuật bán hàng hay marketing cụ thể;
  • Kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực của bạn;
  • Kiến thức chi tiết về sản phẩm, thị trường…;
  • Cách thức bạn giải quyết công việc cụ thể;
  • Cách thức tiếp cận một tình huống cụ thể.

Bạn cũng có thể được yêu cầu trình diễn kỹ năng bán hàng ngay tại chỗ, ví dụ người phỏng vấn có thể nói “Hãy thử bán cho tôi chiếc bút này!”. Hãy chắc chắn rằng bạn thể hiện sự nhiệt tình và năng lượng trong tất cả câu trả lời.

Trên đây Triệu cây xanh đã chia sẻ cho các bạn những câu hỏi phỏng vấn cho vị trí kinh doanh và marketing. Mong rằng sẽ phần nào giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn của mình. Chúc các bạn tìm được công việc ưng ý!

Xem thêm: 7 kỹ năng mềm nên có trong cv xin việc

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *