Thứ Tư, Tháng Năm 1
Shadow

Trả lời câu hỏi phỏng vấn cho nghề quản lý

Nghề quản lý là một nghề hấp dẫn mức thu nhập cao, là nghề có nhiều thách thức và đòi hỏi tính sáng tạo, năng động từ người làm vị trí này. Dưới đây Triệu cây xanh chia sẻ hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn cho nghề quản lý

Xem thêm: Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn cho vị trí kinh doanh và marketing

Hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn cho nghề quản lý

Câu hỏi chủ đạo mà người phỏng vấn cho nghề quản lý muốn bạn trả lời là: “Bạn làm việc có thu được kết quả không“. Để có thể thể hiện là một nhà quản lý hiệu quả, bạn hãy rà soát lại:

Các thành tựu đã đạt được, chuẩn bị các minh họa dựa trên nguyên tắc T-H-K, thể hiện bạn là người có thể tạo ra sự khác biệt tích cực.

Kỹ năng quản lý của bạn, tìm những ví dụ về những trường hợp bạn đã thể hiện thành công năng lực quản lý và đem lại kết quả tốt.

Các phẩm chất cá nhân, và minh họa cho những lần bạn đã chứng tỏ:

Hãy luôn ghi nhớ những điều kể trên khi bạn chuẩn bị câu trả lời.

Trả lời câu hỏi phỏng vấn cho nghề quản lý

“Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?”

Chuẩn bị một bản phân tích SWOT như sau:

  • Điểm mạnh: những thành tựu, danh tiếng và mặt tốt của công ty là gì;
  • Điểm yếu: Bạn cần biết các điểm yếu của công ty, nhưng đừng nhấn mạnh vào chúng khi trả lời;
  • Cơ hội: Các thị trường tiềm năng, môi trường thay đổi và các tiến bộ kỹ thuật…;
  • Thách thức: Đối thủ cạnh tranh, thị trường đang thoái trào…
  • Kết luận, hãy nói tại sao công ty thu hút bạn, và bạn có thể đóng góp gì cho sự phát triển trong tương lai của công ty. lớp học xuất nhập khẩu online

“Bạn đối phó ra sao với sự thay đổi?”

Quản trị thay đổi là một phần chủ chốt trong kinh doanh. Bạn không chỉ phải điều chỉnh bản thân, bạn còn phải khiến nhân viên của mình chấp nhận và điều chỉnh được họ trước sự thay đổi. Nếu được, hãy trả lời câu hỏi này bằng những ví dụ thực tế. Miêu tả tình huống, nêu lên những điểm tích cực mà sự thay đổi mang lại, và miêu tả xem bạn đã làm gì để:

  • Phân tích tình hình và xác định cần phải thực hiện những thay đổi nào;
  • Quyết định phải có hành động gì;
  • Thuyết phục những người liên quan chấp nhận thay đổi;
  • Giám sát quá trình áp dụng thay đổi vào công việc;
  • Giải quyết những vấn đề không lường trước được, và bài học bạn đã học được.

“Bạn định nghĩa thế nào về nghề nghiệp của bạn?”

Quản lý bao gồm rất nhiều trách nhiệm. Hãy đọc bản mô tả công việc để biết công ty cần gì. Liệu công ty đang cần một người giải quyết vấn đề hay cần một người thúc đẩy? Dựa vào yêu cầu của công ty, bạn có thể đưa ra câu trả lời.

“Bạn định nghĩa thế nào là một môi trường làm việc thuận lợi?”

Một môi trường làm việc thuận lợi là nơi mà các thành viên trong nhóm có thể làm việc hiệu quả. Dựa vào kinh nghiệm của bạn, điều gì có thể giúp tăng hiệu suất tối đa, và làm sao để bạn thúc đẩy được điều đó?

Bạn có thể xem xét những điều như:

  • Mục tiêu đặt ra hợp lý;
  • Có tầm nhìn thống nhất;
  • Vai trò và trách nhiệm rõ ràng;
  • Thành viên trong nhóm có mức độ độc lập nhất định;
  • Phản hồi tích cực;
  • Cách thức quản lý khuyến khích nhân viên.

Ví dụ câu trả lời:

Tôi tin rằng yếu tố chủ đạo để thiết lập một môi trường làm việc hiệu quả là [liệt kê những yếu tố bạn nghĩ]. Những yếu tố này quan trọng bởi vì [giải thích một cách thực tế vì sao chúng quan trọng].

Theo kinh nghiệm của tôi, [đưa minh họa cho việc bạn đã thành công khi sử dụng các yếu tố này để cải thiện hiệu quả quy trình làm việc của nhóm].

Hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn cho nghề quản lý

“Vì sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?”

“Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?”

“Điều gì khiến bạn là người quản lý tốt?”

“Tại sao bạn nghĩ bạn là người quản lý tốt?”

“Bạn có thể đem lại điều gì cho công việc này?”

Hãy làm nổi bật khả năng làm việc có kết quả của bạn, chọn lựa ra những kỹ năng và phẩm chất phù hợp để chứng minh. Ví dụ câu trả lời:

Tôi tự tin mình có thể đem lại [nêu những yêu cầu chủ chốt đã được nhắc tới trong bản mô tả công việc] cho công việc này. Tôi tin rằng những người quản lý trước của tôi cũng sẽ đồng ý rằng, điểm mạnh nhất của tôi chính là khả năng làm việc đạt kết quả, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ, [kể cho người phỏng vấn về những kết quả bạn đã đạt được, và cách thức để bạn đạt được chúng].

“Bạn tìm kiếm điều gì ở công việc?”

“Điều gì giúp tạo động lực cho bạn?”

Hầu hết những người làm công tác quản lý đều tìm kiếm cơ hội để sử dụng kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân, nhằm có những đóng góp đáng kể cho công ty, và đặt dấu ấn của họ lên công ty. Bạn có thể trả lời cho câu hỏi này như sau:

Tôi tìm kiếm cơ hội để tạo nên sự khác biệt. Kinh nghiệm của tôi [trong vị trí công việc hiện tại] đã cho thấy tôi có tài năng về [quản lý hoặc bất cứ điều gì liên quan tới vị trí bạn đang ứng tuyển]. Tôi tin rằng điều đó đã được minh chứng rõ ràng qua [những thành

tựu bạn đạt được]. Tôi đang tìm kiếm một cơ hội để tiếp tục đạt được thành tựu ở mức cao hơn, tại một công ty sở hữu [sản phẩm, dịch vụ, danh tiếng] hàng đầu, và tôi nghĩ công ty của ông có thể đem lại cho tôi cơ hội đó.

Lần cuối cùng bạn mất bình tĩnh là khi nào?”

Bạn cần giữ bình tĩnh trước những tình huống khiêu khích, nhưng việc thể hiện rằng bạn không phải người nhu nhược cũng cực kỳ quan trọng.

Bạn có thể trả lời rằng:

Tôi không nhớ lần gần đây nhất tôi mất bình tĩnh là khi nào.

Những chuyện khó chịu thường ngày không gây ảnh hưởng nhiều tới tôi, chúng chỉ là một phần của cuộc sống. Tuy nhiên, tôi rất cứng rắn với nhân viên của mình khi liên quan tới [việc gì đó quan trọng – ví dụ như sự trung thực, thái độ tôn trọng khách hàng, thái độ chèn ép nhau trong công việc…]. Ví dụ, [đưa một ví dụ về một lần bạn đã phải giải quyết với ai đó về vấn đề này. Cho người tuyển dụng thấy cách bạn giải quyết hợp lý và công bằng, để sau đó vẫn giữ được mối quan hệ công việc tốt].

“Bạn nghĩ sao về các thách thức?”

“Bạn nghĩ sao về rủi ro?”

Người quản lý cần phải đối mặt với thách thức và tính toán rủi ro khi cần. Hãy làm rõ rằng khi bạn chấp nhận thách thức, là bạn đang mong đợi thành công. Ví dụ như:

Tôi tin rằng đối mặt và vượt ra thách thức là cách để lớn mạnh và phát triển. Ví dụ, [đưa ra một thách thức bạn đã gặp phải. Đưa chi tiết về cách bạn đã phân tích vấn đề, đong đếm các lựa chọn, và cuối cùng đưa ra quyết định phải làm gì, và những kỹ năng nào bạn đã sử dụng trong quá trình đó]. Kết quả là [nêu những lợi ích tích cực mà quyết định của bạn đã đem lại cho đội hoặc cho công ty] và tôi học được rằng [nói bạn đã phát triển tích cực ra sao].

“Bạn có phải là người có uy không?”

Thể hiện cho người phỏng vấn rằng bạn được nhân viên tôn trọng, trong khi vẫn có thể tỏ ra thoải mái và luôn có thái độ khuyến khích họ. Ví dụ câu trả lời:

Tôi không có vấn đề với quyền lực. Trong đội mình, chính sách của tôi là sự tôn trọng lẫn nhau, và tôi biết rằng khi có bất cứ vấn đề gì, nhân viên có thể tìm tới tôi. Tôi đặt ra mục tiêu rõ ràng, và trong điều kiện phù hợp, tôi luôn khuyến khích nhân viên thảo luận cởi mở, cũng như luôn cho họ biết lý do phía sau những quyết định của tôi. Tôi trông đợi họ tôn trọng quyết định và tuân theo sự hướng dẫn của tôi. Tôi có thể tự hào nói rằng chưa có ai bị tôi làm cho thất vọng. Ví dụ như, [đưa ra một lần bạn thể hiện quyền uy một cách khéo léo và thành công].

Rất có thể sau đó người phỏng vấn sẽ đặt câu hỏi: “Vậy có khi nào bạn gặp vấn đề thực thi quyền uy chưa?” Hãy đưa ra một ví dụ khi bạn bắt đầu sự nghiệp quản lý, và nói bạn đã học được kinh nghiệm gì từ đó.

“Bạn có nghĩ mình là người giải quyết vấn đề giỏi?”

Hãy trả lời câu hỏi này bằng các ví dụ minh họa cho kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn. Miêu tả vấn đề, giải thích xem bạn đã sử dụng kiến thức và kinh nghiệm để giải quyết nó ra sao, và kết quả đem lại lợi ích gì cho công ty.

“Bạn nghĩ đâu là kỹ năng chính yếu nhất để tạo động lực cho người khác?”

“Làm sao để bạn có thể giúp người khác phát triển tốt nhất?”

“Bạn nghĩ kỹ năng tạo động lực quan trọng như thế nào đối với một nhà quản lý?”

Thể hiện cho người phỏng vấn thấy bạn có kỹ năng tạo động lực để có thể giúp cho nhân viên của bạn phát triển tốt nhất. Ví dụ:

Tôi nghĩ kỹ năng tạo động lực là tối quan trọng cho một người quản lý. Khiến cho các thành viên nhóm cùng say mê làm việc để hướng tới mục tiêu chung là điều sống còn cho thành công của công ty.

Tôi luôn đảm bảo nhóm của tôi có mục tiêu rõ ràng, và hiểu được các mục tiêu đó có đóng góp ra sao tới mục tiêu chung của toàn công ty. Nhân viên biết được tại sao vị trí của họ quan trọng, cũng như gắn kết với các phần còn lại của công ty như thế nào. Tất cả thành viên đều được biết về những phát triển, và trong trường hợp phù hợp, được tham gia thảo luận cũng như đóng góp ý kiến cho quá trình ra quyết định [hoặc bất cứ điều gì giúp tạo động lực cho nhân viên của bạn]. Tôi cũng cố gắng để tìm hiểu động lực cá nhân của mỗi nhân viên, có thể là thử thách, trách nhiệm hoặc sự ghi nhận, hay bất cứ điều gì. Kết quả là, nhân viên của tôi luôn được tạo động lực để làm tốt, cả trong vai trò cá nhân lẫn tập thể. Ví dụ, [đưa ra một ví dụ minh họa kỹ năng tạo động lực của bạn, và từ đó dẫn tới những thành tựu của nhóm bạn phụ trách].

“Theo bạn, điều gì làm nên một lãnh đạo giỏi?”

“Bạn nghĩ bạn là người dẫn dắt hay người tuân theo?”

Hãy đưa ra một câu trả lời cân bằng. Ví dụ:

Tôi tin người lãnh đạo giỏi là người biết tạo động lực. Lãnh đạo giỏi là người có thể khiến nhóm làm việc nhiệt tình và gắn kết để đạt tới thành công, kể cả trong những điều kiện khó khăn và thử thách.

Tôi có thể nói tôi có tư chất lãnh đạo, và tôi nghĩ hầu hết những người biết và làm việc với tôi cũng sẽ đồng ý điều đó. Tôi đã [đưa một số ví dụ bạn đã thể hiện kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ]. Tuy nhiên, tôi cũng thấy rằng để làm người lãnh đạo tốt, cần phải cực kỳ linh hoạt. Ví dụ, [đưa ra ví dụ về một lần bạn lắng nghe người khác, nhẹ nhàng sử dụng kỹ năng gây ảnh hưởng và kỹ năng tạo động lực, thay vì tỏ ra cứng rắn, nhưng lại thu được kết quả rất tốt].

“Bạn nghĩ yếu tố chủ đạo làm nên một nhóm thành công là gì?”

“Bạn nghĩ kỹ năng thiết yếu để xây dựng nhóm là gì?”

Câu trả lời:

Tôi tin một nhóm thành công là khi các thành viên đều gắn kết với nhau để đạt được mục tiêu [ví dụ]. Là trưởng nhóm, trách nhiệm của tôi là đảm bảo mọi người cùng chung lưng đấu cật, và mỗi người đều hiểu vị trí của họ trong nhóm, cũng như tầm quan trọng của họ với kết quả cuối cùng. Tôi luôn đảm bảo những kỹ năng và đóng góp cá nhân của thành viên sẽ không chỉ được tôi trân trọng, mà còn được toàn bộ những người liên quan quan tâm. Tôi động viên thành viên nhóm trợ giúp lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ hơn là chỉ tập trung giải quyết các trách nhiệm cá nhân, và khen thưởng tập thể khi họ đạt được mục tiêu nhóm [hoặc bất cứ điều gì bạn làm để khuyến khích làm việc nhóm]. Tôi tin rằng bởi vì chúng tôi là một tập thể mạnh, đoàn kết, chúng tôi đã gặt hái được [nêu một số thành tựu].

“Bạn phân thứ tự ưu tiên công việc như thế nào?”

Hầu hết các hệ thống để phân cấp công việc đều bao gồm những điều như:

Danh sách nhiệm vụ;

Phân loại công việc theo:

  • Khẩn cấp và quan trọng;
  • Khẩn cấp nhưng không quan trọng;
  • Quan trọng nhưng không khẩn cấp;
  • Không quan trọng và không khẩn cấp.

Hai nhóm đầu được đưa vào danh sách ưu tiên nhất và bạn sẽ quyết định xem giải quyết chúng theo thứ tự nào;

Đối với hai nhóm danh sách phía sau, lập thời gian biểu, giao việc hoặc loại bỏ nếu phù hợp.

Bạn cũng có thể sẽ được hỏi bạn làm thế nào để quyết định xem một nhiệm vụ có quan trọng hay không, nên bạn cần hiểu các mục tiêu chủ chốt của bạn khi phân cấp công việc.

Người phỏng vấn còn có thể đặt ra những câu hỏi về các mặt thực tiễn của công việc, ví dụ như kiến thức về phương pháp quản lý cụ thể, chi tiết về lĩnh vực kinh nghiệm của bạn, cách tiếp cận của bạn với những tình huống cụ thể phát sinh trong công việc, và mức độ hiểu biết trách nhiệm công việc của bạn.

Loại câu hỏi có thể được hỏi là:

  • Bạn có bao giờ sử dụng phương pháp quản trị theo mục tiêu trước đó chưa?
  • Bạn có quen thuộc với quản lý chất lượng toàn diện không? Bạn có đang dùng phương pháp này không?
  • Bạn đang dùng loại phần mềm nào để quản lý dự án?
  • Đâu là các nhân tố chính bạn xem xét tới khi lập kế hoạch phát triển?
  • Bạn sử dụng hệ thống khen thưởng nào?
  • Bạn sử dụng phương thức gì để dự đoán khối lượng công việc tương lai?
  • Bạn nghĩ loại hình đào tạo nào là hữu hiệu nhất?
  • Bạn lên kế hoạch các dự án chủ chốt ra sao?
  • Cách thức tuyển dụng thành viên nhóm của bạn như thế nào?
  • Bạn làm thế nào để kiểm soát thời gian cuộc họp theo đúng kế hoạch?

Trên đây là hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn cho nghề quản lý. Mong rằng bài viết sẽ giúp các ứng viên cho vị trí này có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn của mình

Triệu cây xanh chúc bạn tìm được công việc phù hợp!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *