Một số công ty thích sử dụng mẫu đơn ứng tuyển hơn là nhận CV. Lý do cho việc này có thể là:
- Mẫu tiêu chuẩn sẽ giúp việc rà soát được nhanh hơn;
- Giúp nhà tuyển dụng kiểm tra được ứng viên có đáp ứng các yêu cầu chính nhanh hơn;
- Dễ phát hiện ra điều bất thường và các thiếu sót;
- Chỉ có ứng viên thực sự quan tâm mới dành thời gian điền đầy đủ mẫu; việc gửi CV thường dễ dàng và đỡ tốn thời gian hơn việc điền mẫu. cách lập báo cáo kết quả kinh doanh
Một số công ty cho rằng sử dụng mẫu đơn ứng tuyển sẽ công bằng hơn cho ứng viên, thay vì việc thiên vị người giỏi viết CV.
Mẫu đơn ứng tuyển chuyên nghiệp
Hãy dành thời gian để điền mẫu đơn ứng tuyển cẩn thận. Hãy sử dụng CV của bạn để tham khảo và lấy thông tin. Trước khi bắt đầu, bạn nên:
- Đọc qua mẫu đơn ứng tuyển và ghi chú tất cả các chỉ dẫn, ví dụ “Ghi danh sách công việc theo thứ tự thời gian gần nhất” hoặc “sử dụng chữ hoa”; khoa hoc xuat nhap khau
- Nếu là mẫu giấy, hãy sao một bản để điền nháp trước;
- Với mẫu điện tử – hãy sao và dán vào word để kiểm tra chính tả, hoặc nhờ ai đó soát chính tả giúp;
- Nếu là mẫu điền và gửi trực tuyến, hãy tìm hiểu cách để lưu trữ mẫu, và có thể quay lại bổ sung lúc khác khi thuận tiện, như vậy bạn sẽ không bị áp lực phải hoàn thành tất cả bản mẫu cùng một lúc;
- Thường đơn ứng tuyển sẽ được gửi tới nhà tuyển dụng cùng với bộ thông tin, nên hãy chuẩn bị thư ứng tuyển, CV của bạn hoặc các thông tin khác để gửi kèm;
- Hãy điền tất cả các mục, đừng bỏ trống. Nếu có gì đó không phù hợp với bạn, hãy viết “không áp dụng” vào ô đó.
- Nếu bạn phải viết thêm trang, hãy viết tên và địa chỉ ở trên đầu trang, cùng với tên công việc bạn ứng tuyển, số tham chiếu, đề phòng trường hợp bộ mẫu đơn bị rời ra.
- Không bao giờ ghi “xem CV đi kèm”. Mục đích của đơn ứng tuyển là để có thông tin theo đúng chuẩn, nên đừng bao giờ yêu cầu nhà tuyển dụng đọc CV của bạn. khóa học logisitcs online lê ánh
- Giữ một bản của bộ mẫu sau khi hoàn thành để làm cơ sở chuẩn bị nếu bạn được gọi phỏng vấn.
Các phần của mẫu đơn ứng tuyển
Hầu hết mẫu đơn ứng tuyển có các phần sau:
- Thông tin cá nhân;
- Thông tin học vấn;
- Hồ sơ việc làm;
- Yêu cầu công việc;
- Giới thiệu bản thân;
- Thông tin người tham khảo;
- Lời cam kết.
Thông tin cá nhân trong mẫu đơn ứng tuyển
Phần này yêu cầu bạn cung cấp tên, địa chỉ, và thông tin liên lạc. Các yêu cầu khác có thể là:
- Thông tin chi tiết về bằng lái xe;
- Liệu bạn cần có giấy phép làm việc;
- Liệu bạn đã từng bị kết án hình sự;
- Chi tiết về các sở thích cá nhân.
Thông tin học vấn trong mẫu đơn ứng tuyển
Phần này sẽ hỏi cụ thể về bằng cấp và các chương trình đào tạo bạn đã tham gia:
- Trường nghề, trường đại học mà bạn đã học;
- Thời gian cụ thể bạn đã theo học;
- Loại hình học, chính quy hay bán thời gian;
- Tên các môn học;
- Loại bằng cấp bạn đạt được.
Đừng cung cấp những thông tin quá cũ, và hãy đưa vào các khóa đào tạo bạn đã tham gia từ khi tốt nghiệp. Những chương trình đào tạo này có thể hữu ích hơn các điểm A mà bạn đạt trong trường đại học.
Hồ sơ việc làm trong mẫu đơn ứng tuyển
Hãy bắt đầu với công việc hiện tại, nêu tên và địa chỉ công ty hiện tại, ngày bạn bắt đầu làm việc, chức danh, và quan trọng nhất là phần miêu tả tóm tắt những nhiệm vụ và trách nhiệm chính bạn đảm nhận, nhớ làm cho chúng có liên quan với công việc bạn đang ứng tuyển.
Đừng bỏ trống phần này, hãy viết gì đó, kể cả những công việc bạn không được trả lương: Ví dụ một năm nghỉ để du lịch, hoặc trông nom con cái.
Mẫu đơn cũng có thể hỏi bạn lý do bạn thôi việc hoặc muốn nghỉ việc – đây là điều bạn thường không phải bận tâm nhiều nếu dùng CV riêng.
Hãy đưa ra lý do tích cực. Ví dụ, bạn bỏ việc vì chán chường và công việc không có tương lai, hãy thay đổi lại thành: Bạn muốn có một công việc tốt hơn, với nhiều thử thách và trách nhiệm hơn, cùng nhiều cơ hội thăng tiến.
Yêu cầu công việc trong mẫu đơn ứng tuyển
Ngày càng nhiều nhà tuyển dụng đưa phần yêu cầu công việc vào. Đây là phần nêu ra những yêu cầu thiết yếu của công việc và bạn phải nói rõ bạn đáp ứng mỗi yêu cầu ra sao. Hãy cung cấp thông tin về kinh nghiệm làm việc, thành tựu đạt được để chứng minh năng lực làm việc của bạn.
Với mỗi yêu cầu, bạn phải cung cấp được thông tin gì đó. Nếu bạn để trống, bạn rất dễ bị loại trong bước duyệt hồ sơ.
Giới thiệu bản thân trong đơn xin việc
Đây là phần trống để bạn có thể điền những thông tin bổ sung cho bộ hồ sơ ứng tuyển của mình.
Thường phần này hay bị người ứng tuyển bỏ trống, nên đây sẽ là cơ hội để bạn nhấn mạnh các kỹ năng và thành tựu của mình, đồng thời nhấn mạnh sự phù hợp với vị trí công việc. Hãy đưa vào phần này:
- Các kỹ năng và kinh nghiệm chính;
- Sự phù hợp với công việc;
- Các thành tựu liên quan;
- Các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan, thu được ngoài môi trường làm việc;
- Lí do ứng tuyển cho công việc.
Ví dụ minh họa.
Gắn kỹ năng và thành tựu của bạn với yêu cầu công việc
Sau đó, hãy biến các ghi chú của bạn thành một đoạn văn rõ ràng, đưa thêm các chi tiết phù hợp:
Tôi hiện đang làm trợ lý cho giám đốc bộ phận và đã có ba năm kinh nghiệm thư ký cho vị trí này. Kỹ năng tiếng Pháp của tôi đạt trình độ cao cấp, tôi đã lấy chứng chỉ “Chứng chỉ đa ngôn ngữ cho thư ký C&G (tiếng Pháp/Anh)” và đã từng làm trợ lý giao nhận cho một công ty nhập khẩu của Pháp trong vòng hai năm, làm việc dưới sự chỉ đạo của giám đốc người Pháp, nhận cuộc gọi bằng tiếng Pháp và liên lạc với khách hàng Anh và Pháp…
Hãy nghĩ về lý do bạn muốn ứng tuyển công việc này. Hãy nhìn về phía trước, đừng nhìn lại phía sau: Công việc mới này sẽ đem lại cho bạn điều gì? Lý do có thể là:
- Tăng thách thức;
- Tăng trách nhiệm;
- Nhiều cơ hội để phát triển và thăng tiến;
- Cơ hội để sử dụng một kỹ năng cụ thể nào đó;
- Danh tiếng của công ty;
- Phát triển nghề nghiệp.
Ví dụ:
… (công việc hiện tại) đã cho tôi cơ hội để phát triển kỹ năng kế toán trong vòng một năm qua. Tại thời điểm hiện tại, tôi rất thích thú với mảng công việc này và muốn tìm vị trí để phát triển kỹ năng này thành thục hơn nữa. Tôi nhận thấy vị trí (công việc đang ứng tuyển) sẽ đem lại cho tôi cơ hội đó, được đảm nhận những trách nhiệm lớn hơn và là cơ hội để được sát cánh cùng các thành viên tận tụy của một công ty nhỏ.
Phần tham khảo trong đơn ứng tuyển
Những mẫu đơn ứng tuyển thường yêu cầu người tham khảo, tuy nhiên, họ sẽ chỉ được liên lạc nếu công ty muốn mời bạn làm việc.
Thường nhà tuyển dụng yêu cầu cung cấp một người tham khảo từ công việc hiện tại, và một người tham khảo cá nhân – bạn bè hoặc đồng nghiệp. Hãy đưa thông tin, nhưng nếu bạn không muốn nhà tuyển dụng liên lạc với người tham khảo trước khi bạn nhận được lời mời làm việc, hãy ghi chú điều đó vào trong đơn.
Cam kết trong đơn ứng tuyển
Đây là phần cuối cùng. Phần này thường yêu cầu bạn cam kết thông tin bạn đưa ra là hoàn toàn chính xác và đúng sự thật, và bạn sẽ không giấu giếm điều gì có thể ảnh hưởng tới việc ứng tuyển. Bạn cũng phải ký và ghi rõ ngày tháng.
Nhớ ký đơn. Nhiều người trở nên mất kiên nhẫn khi điền tới cuối đơn và quên phần cuối cùng nhưng rất quan trọng này.
Nếu bạn nhận được lời đề nghị công việc dựa trên những thông tin sai sự thật mà bạn cung cấp, công ty có thể và sẽ rút lại lời đề nghị. Vì vậy, hãy trung thực.
Gửi mẫu đơn đã hoàn thành kèm theo một thư ứng tuyển miêu tả ngắn gọn các điểm chính. Sử dụng phong bì trắng khổ A4 để gửi hồ sơ, chú ý gửi trước thời hạn đóng hồ sơ.
Trên đây Triệu cây xanh đã chia sẻ cho các bạn mẫu đơn ứng tuyển chuyên nghiệp và hiệu quả. Mong rằng bài viết sẽ phần nào giúp các ứng viên thu hút được nhà tuyển dụng.
Xem thêm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn cho nghề quan hệ khách hàng
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!