Thứ năm, Tháng mười hai 12
Shadow

Công cuộc tìm việc – 10 lời khuyên để tìm được công việc trong mơ

Giờ bạn đã có trong tay tất cả công cụ cần thiết để tìm việc. Bạn có một bản CV hấp dẫn, bạn biết cách viết thư ứng tuyển và cách gọi điện thoại thật tự tin. Vậy làm sao để đưa CV của bạn đến được với người quan

Công cuộc tìm việc – 10 lời khuyên để tìm được công việc trong mơ

Dưới đây Triệu cây xanh sẽ đưa ra 10 lời khuyên để tìm được công việc phù hợp với mình

10 lời khuyên để tìm được công việc trong mơ

1. Các bước tìm việc

Có thể chia quá trình tìm việc ra làm ba bước, mỗi bước đều hàm chứa sự thành công và thất bại của cả quá trình.

  • Bước một: Tìm đủ quảng cáo tuyển dụng để ứng tuyển.
  • Bước hai: Vào được vòng phỏng vấn.
  • Bước ba: Có được lời mời làm việc.

Nếu bị tắc ở bước một, bạn không tìm đủ công việc để ứng tuyển. Nếu bạn làm công việc chuyên môn, hoặc loại công việc bạn muốn không thường xuyên được tuyển dụng, hãy tìm hiểu xem liệu có cách nào bạn có thể mở rộng phạm vi tìm kiếm: Về mặt địa lý, hãy tìm ở những địa phương khác trong nước hoặc thậm chí nước ngoài, nơi có nhu cầu cao hơn cho các kỹ năng của bạn và có chế độ đãi ngộ tốt hơn; hoặc bằng cách mở rộng tìm kiếm các loại công việc liên quan nơi kỹ năng của bạn có thể dùng được.

Nếu bạn bị tắc ở bước hai, bạn đã ứng tuyển rất nhiều công việc nhưng không được gọi đi phỏng vấn. Bạn cũng nên xem lại các kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân: Liệu có cách nào bạn có thể nâng chúng được hay không?

Nếu bạn bị tắc ở bước ba, bạn đã phỏng vấn nhưng không được mời làm việc, hãy tham khảo:

Để biết thêm về kỹ năng trả lời phỏng vấn.

2. Nghiên cứu thị trường việc làm

Nghiên cứu thị trường việc làm là rất cần thiết trong quá trình tìm việc. Bạn càng biết nhiều thông tin, bạn càng có thể nắm bắt cơ hội. Hai điều thiết yếu bạn cần có là thông tin và người để liên lạc.

3. Thu thập thông tin

Có thông tin sẽ giúp bạn hình dung được bức tranh lớn, gia tăng sự tự tin và giúp bạn tới đúng chỗ vào đúng thời điểm. Nó cho thấy sự khác biệt giữa tìm việc bạn yêu thích với tìm công việc bạn có thể tìm. Thu thập thông tin cũng giúp bạn biết bạn cần liên hệ với ai, liên hệ như thế nào và phải nói những gì với họ, cũng như giúp bạn hiểu nên viết gì trong CV, và nói gì trong buổi phỏng vấn.

Những thông tin hữu ích bao gồm: học xuất nhập khẩu thực tế

  • Chuyện gì đang xảy ra trong lĩnh vực công việc của bạn;
  • Có thay đổi gì đang diễn ra trong lĩnh vực đó;
  • Liệu có gì mới trong tương lai;
  • Công ty cần những kỹ năng của bạn: Họ là ai, lịch sử của họ như thế nào; cấu trúc, tổ chức và danh tiếng của họ ra sao;
  • Họ làm gì (tương tự với những gì bạn đã và đang làm, hay có sự khác biệt?);
  • Họ hướng tới điều gì, họ cần gì mới;
  • Có công ty nào đang chuẩn bị gia nhập lĩnh vực này không, cả nghĩa đen và nghĩa bóng;
  • Công ty nào đang mở rộng; công ty nào vừa có được hợp đồng mới; công ty nào sắp tung ra sản phẩm mới… khóa học logistics trực tuyến
  • Người cần liên hệ trong các công ty đó là ai.

Những thông tin này có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn:

Internet

Bạn có thể tìm đọc website của công ty, đọc tin tức hoặc tìm hiểu trên các website dành riêng cho nghề nghiệp của bạn, các trang việc làm của trường đại học, các trang web tuyển dụng. Chúng sẽ cho bạn thông tin cụ thể, cũng như số liệu cơ bản về tình hình trong và ngoài nước. Chúng cũng sẽ cung cấp những liên kết website hữu ích khác mà có thể bạn chưa biết. Các trang web hướng nghiệp và tuyển dụng có thể cung cấp thông tin về xu hướng thị trường lao động, thông tin hồ sơ các doanh nghiệp, các sự kiện tuyển dụng… Hãy dùng google để tìm kiếm tên công ty hoặc một vị trí công việc bạn quan tâm.

Báo hoặc tạp chí kinh doanh

Những ấn phẩm này cung cấp các thông tin về kinh doanh: Doanh nghiệp nào chuẩn bị gia nhập thị trường, tình hình kinh tế địa phương và toàn quốc, các báo cáo kinh doanh và hồ sơ doanh nghiệp, việc tung ra sản phẩm và dịch vụ, các triển lãm và hội chợ việc làm, các chương trình khai mạc và khuyến mại, các vấn đề cộng đồng, tin tức về sự mở rộng hoặc thay đổi địa điểm của công ty, việc phát triển các khu vực và công trình, và cả những thông tin đời sống hàng ngày.

Trang web tuyển dụng

Tin tức trên website tuyển dụng có thể cho bạn cảm nhận công ty nào đang tuyển nhân viên, và công ty nào đang cắt giảm, công ty nào sắp mở chi nhánh mới, loại công việc nào đang có nhu cầu, loại kỹ năng và kinh nghiệm nào nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, mức lương nào đang được chào mời, và tên những công ty nào đang lên.

Tạp chí thương mại, thư ngỏ của công ty, báo cáo tài chính và báo cáo hàng năm

Mỗi loại ngành nghề thường sẽ có những tạp chí và báo chuyên ngành.

Đa phần trong đó sẽ có các mục việc làm. Thư ngỏ và báo cáo hàng năm của công ty thì cung cấp cho bạn nhiều thông tin cụ thể về công ty. Bạn có thể tìm chúng trên trang web của công ty hoặc gọi điện tới công ty xin một bản sao.

Các bộ danh bạ trang vàng sẽ đưa thông tin về từng công ty cụ thể, tên và địa chỉ, cùng số nhân viên. Có những trang vàng còn cung cấp thông tin về các hiệp hội nghề nghiệp, các tạp chí và xuất bản phẩm chuyên ngành.

Một trong những nơi tìm kiếm thông tin tốt nhất là thư viện công cộng. Đây là nơi bạn có thể sử dụng internet cũng như tìm kiếm các loại danh bạ, tạp chí, ấn phẩm đã nói trên. Nó cũng có thể giúp bạn tìm được thông tin về hiệp hội nghề nghiệp cũng như các tổ chức hữu ích khác.

4. Xây dựng các mối quan hệ

Bạn càng có nhiều mối quan hệ, cơ hội tìm được việc làm càng cao. Kể cả khi người đó không thể giúp bạn trực tiếp, họ cũng có thể giúp bạn kết nối với ai đó mà họ quen, hoặc họ sẽ giúp bạn hiểu được bức tranh toàn cảnh về những gì đang xảy ra. Việc xây dựng quan hệ là việc rất đáng để đầu tư. Họ sẽ là nguồn thông tin, giúp đỡ và ủng hộ bạn theo cách này hay cách khác trong cả quãng đời sự nghiệp. Hãy suy nghĩ một cách sáng tạo cách thiết lập mạng lưới các mối quan hệ, cả trực tuyến lẫn ngoài đời thực – hãy thực hiện ở cả hai nơi để có kết quả tối đa.

Mạng lưới quan hệ có thể suồng sã, nhưng để phục vụ tìm việc, bạn cần làm điều đó một cách có hệ thống hơn:

  • Nghiên cứu các mối quan hệ, ghi chú các chi tiết.
  • Lập ra mục tiêu số người bạn phải lập quan hệ cho mỗi tháng, mỗi tuần.
  • Lưu giữ thông tin về những người bạn đã gặp: tên tuổi, địa chỉ, thông tin hữu ích khác.
  • Hãy hỏi những ngừơi mà bạn biết nếu họ biết ai đó mà bạn có thể nói chuyện cùng.

Cho dù bạn cảm thấy mạng lưới quan hệ của bạn hiện rất mỏng, vẫn có nhiều cách để tạo thêm:

Mọi người xung quanh

Đây là một nguồn tốt để tạo mối quan hệ, vì ai cũng quen biết một ai đó.

Đừng bỏ qua một người nào. Cho dù người đó có thể không giúp bạn trực tiếp, biết đâu anh ta lại quen người nào đó giúp được bạn. Mọi người ở đây bao gồm:

  • Bạn bè và gia đình, những người quen thuộc với bạn nhất;
  • Bạn cùng lớp, cùng trường đại học, các giáo viên và nhân viên trong trường;
  • Đồng nghiệp cũ;
  • Các mối quan hệ công việc, bao gồm các nhà cung cấp và khách hàng;
  • Người có mối liên hệ với các công ty khác, thông qua công việc của họ, ví dụ kế toán, luật sư hoặc người cung cấp các dịch vụ kinh doanh;
  • Người mà bạn gặp tại buổi phỏng vấn;
  • Người mà bạn đã thăm công ty của họ;
  • Người mà bạn gặp tại các buổi hội chợ, triển lãm;
  • Người mà bạn gặp trong các khóa tập huấn.

Các tổ chức, hội nhóm

Các tổ chức và hiệp hội là mạng lưới mối quan hệ đã được hình thành sẵn, và là cách giúp bạn làm quen được những người mà bạn có thể không quen được thông qua giao tiếp xã hội thông thường. Các loại tổ chức, cả trực tuyến và đời thực, có thể hữu ích là:

  • Hiệp hội nghề nghiệp;
  • Hiệp hội thương mại;
  • Công đoàn;
  • Tổ chức nghề nghiệp;
  • Tổ chức cộng đồng;
  • Các nhóm lợi ích đặc biệt: Hội phụ nữ kinh doanh, hội sinh viên tốt nghiệp, nhóm doanh nhân châu Á,…
  • Các nhóm hoạt động xã hội, nhóm sở thích: Câu lạc bộ sức khỏe, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ nghệ thuật;
  • Các tổ chức tình nguyện và nhóm hoạt động địa phương.

Các sự kiện

Các sự kiện là nơi tốt để gặp gỡ mọi người. Hãy ghi nhớ tên, thông tin liên hệ và lấy danh thiếp của người bạn gặp gỡ. Bạn có thể xây dựng các mối liên hệ để tìm việc tốt tại:

  • Hội thảo kinh doanh;
  • Triển lãm thương mại;
  • Hội chợ nghề nghiệp;
  • Sự kiện công ty;
  • Sự kiện của hiệp hội ngành nghề;
  • Sự kiện của công đoàn;
  • Các chuyến tập huấn, hội thảo và đào tạo;
  • Sự kiện khuyến mại;
  • Sự kiện ra mắt sản phẩm.

Thêm vào đó, hãy liên lạc với những công ty kinh doanh các lĩnh vực mà bạn quan tâm. Đừng chỉ cố hỏi xem liệu có công việc trống, mà hãy quan tâm tới bản thân công ty về:

  • Loại công việc và cơ hội có thể xuất hiện trong công ty;
  • Họ nhìn nhận như thế nào tương lai, cả cho công ty họ lẫn tương lai ngành nói chung;
  • Hướng đi chung của ngành đang hướng tới;
  • Sự phát triển của công ty.

Sở hữu một mạng lưới quan hệ năng động sẽ giúp bạn nắm bắt được khi nào cơ hội xuất hiện; nó giống như thêm tai mắt cho bạn vậy. Làm quen với mọi người đồng nghĩa với việc họ cũng biết thêm về bạn. Mạng lưới đồng nghĩa với việc bạn giới thiệu cho mọi người về bản thân, khiến họ biết bạn là ai. Nó cũng đồng nghĩa với việc biết vừa cho đi và nhận lại.

5. Các cách săn việc

Có ba cách để săn được việc:

  • Tìm việc bằng tra cứu;
  • Phát sóng bản thân;
  • Tập trung mục tiêu.

6. Tìm việc bằng tra cứu

Đây được coi là chiến thuật tìm việc được sử dụng rộng rãi nhất, dễ dàng nhất và tốn ít công sức nhất. Nó bao gồm việc tra cứu các trang trực tuyến về việc làm, tra cứu mục việc làm trên các tờ báo và tạp chí để tìm công việc thích hợp với nhu cầu của bạn.

Các điểm cộng của phương pháp

Bạn có được ý tưởng rõ ràng về yêu cầu của nhà tuyển dụng, và có thể chỉnh sửa CV, thư ứng tuyển cho phù hợp nhất với yêu cầu đó.

  • Bạn biết công việc nào đang tuyển.
  • Bạn có thể liên hệ với công ty đang có nhu cầu tuyển dụng.
  • Bạn có thể so sánh giữa các quảng cáo tuyển dụng và giữa lợi ích mỗi công ty đem lại.

Các điểm trừ của phương pháp

  • Không phải công việc nào cũng được đăng quảng cáo tuyển dụng, hoặc có thể nó được đăng ở nơi bạn không tìm kiếm.
  • Bạn phải cạnh tranh với tất cả những người đọc được quảng cáo. Bạn sẽ phải tạo ra một ấn tượng thật mạnh mẽ, đặc biệt với những quảng cáo công việc hấp dẫn, thu hút được nhiều ứng viên.
  • Nhà tuyển dụng đã quyết định được họ muốn gì. Chẳng hạn nếu họ nói là ứng viên phải có bằng đại học, nếu bạn không có thì cơ hội của bạn sẽ vơi đi rất nhiều.
  • Nhiều khả năng bạn sẽ phải điền vào đơn tuyển dụng, đây là một bất lợi nếu hồ sơ của bạn không thực sự phù hợp với các yêu cầu nhà tuyển dụng đề ra.

Phương pháp tìm việc bằng tra cứu sẽ hiệu quả đối với bạn nếu:

  • Có nhiều nhu cầu tuyển dụng cho ngành nghề của bạn hoặc trong khu vực sống của bạn;
  • Bạn có những kỹ năng và nhiều nhà tuyển dụng có nhu cầu;
  • Bạn làm trong một ngành nghề mà tỉ lệ nhân viên luân chuyển cao, việc làm trống xuất hiện liên tục;
  • Bạn tự tin có thể đánh bại các đối thủ cạnh tranh.

7. Phát sóng bản thân

Phương pháp này bao gồm việc gửi CV của bạn bằng đường bưu điện hoặc email tới càng nhiều công ty càng tốt, với hi vọng nó sẽ tới đúng tay người cần, vào đúng thời điểm. Một cách khác là đưa CV vào ngân hàng CV, việc rà soát CV thường do phần mềm đảm nhiệm. Việc phát sóng này phụ thuộc một cách thụ động vào phản hồi của nhà tuyển dụng nếu họ nghĩ bạn phù hợp với công việc nào đó mà họ sắp cần, và sẽ gọi cho bạn để phỏng vấn.

Các điểm cộng của phương pháp

  • Khi bạn đã có một bản CV và lá đơn ứng tuyển, thì phương pháp này hầu như không đòi hỏi bạn bỏ thêm công sức gì.
  • Có thể liên hệ với nhiều công ty trong một thời gian ngắn. Bạn có thể liên hệ với bất cứ ai bạn nghĩ có khả năng quan tâm tới hồ sơ của bạn.
  • Gửi hồ sơ lên ngân hàng CV và ngồi chờ đợi sẽ không tốn công sức gì của bạn.
  • Nếu may mắn, CV của bạn sẽ tới, đúng nơi, đúng người.

Các điểm trừ của phương pháp

  • Tỉ lệ trả lời thấp – thường gửi đi hàng trăm CV qua bưu điện hoặc email mới có một tới hai phản hồi.
  • Bạn sẽ không kiểm soát được điều gì xảy ra với CV của bạn trong ngân hàng CV: Ai sẽ đọc chúng, liệu có ai đọc chúng không, bao giờ họ sẽ đọc chúng, và liệu bao giờ bạn sẽ có được phúc đáp.
  • Bạn có thể thấy chán nản, mất tinh thần vì phản hồi quá ít.
  • Nếu gửi bằng bưu điện thì chi phí sẽ lớn.

Phương pháp này sẽ thích hợp với bạn nếu:

  • Bạn có những kỹ năng và bằng cấp tiêu chuẩn phổ biến;
  • Bạn có nhiều từ khóa quan trọng trong CV, giúp phần mềm rà soát có thể dễ dàng lọc ra CV của bạn;
  • Bạn sẵn sàng làm việc ở mọi nơi: Ngân hàng CV có thể nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng quốc tế;
  • Có nhiều công ty quan tâm tới kinh nghiệm cụ thể mà bạn sở hữu;
  • Ngược lại, nếu bạn cần tìm kiếm nhà tuyển dụng quốc tế, những người có thể quan tâm tới một loại kỹ năng đặc biệt mà bạn sở hữu.
  • Trong trường hợp này, ngân hàng CV là cách tiết kiệm chi phí và thời gian để bạn quảng cáo bản thân.

8. Tập trung mục tiêu

Đây là phương pháp tiếp cận chọn lọc, nên bạn cần biết:

  • Bạn muốn làm công việc gì;
  • Bạn muốn làm cho công ty như thế nào;
  • Công ty đó làm gì, địa điểm tại đâu, con người ra sao;
  • Phải liên hệ với ai.

Khi bạn đã có những thông tin trên, có rất nhiều chiến thuật tìm việc có thể áp dụng để liên hệ với công ty và tìm kiếm một buổi phỏng vấn.

Điều này cũng đồng nghĩa bạn sẽ chủ động trong việc tìm kiếm, nghiên cứu nhà tuyển dụng tiềm năng và chọn mục tiêu phù hợp. Cách tiếp cận công việc này là cách năng động nhất, phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức nhất, nhưng đối với nhiều người, đây thực sự là cách cho hiệu quả cao nhất.

Các điểm cộng của phương pháp

  • Tập trung được nỗ lực vào nơi có triển vọng.
  • Bạn nhận được phản hồi, và có thể ngày càng hoàn thiện chiến lược.
  • Bạn có thể chọn lấy phản hồi tích cực và bỏ qua những phản hồi kém triển vọng hơn.
  • Có thể tăng thêm nỗ lực và đẩy nhanh quá trình tìm việc thông qua các cuộc điện thoại và thư.
  • Bạn tự kiểm soát được việc thể hiện bản thân.
  • Bạn có thể điều chỉnh cách tiếp cận khi hoàn cảnh mới nảy sinh.

Các điểm trừ của phương pháp

  • Đòi hỏi có kế hoạch và phải nghiên cứu cẩn trọng mới có hiệu quả.
  • Bạn cần phải tự tin và linh hoạt khi tiếp cận với một công ty xa lạ, để hỏi xem liệu họ có muốn thuê bạn không.
  • Bạn cần sự kiên định và quyết tâm để theo đuổi mục tiêu.
  • Phương pháp này sẽ thích hợp với bạn nếu:
  • Bạn có các kỹ năng và điểm mạnh cụ thể nào đó mà bạn muốn ứng dụng chúng trong công việc.
  • Bạn rất muốn được tham gia vào một ngành nghề cụ thể.
  • Bạn sở hữu hoặc sẵn sàng học hỏi để đạt được kiến thức sâu rộng trong một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể.
  • Bạn có kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng.
  • Bạn thích làm chủ quá trình tìm việc hơn là ngồi đợi cơ hội tới.

9. Sử dụng các kỹ năng hiệu quả

Các kỹ năng mà bạn cần sử dụng trong quá trình tìm việc là:

  • Nghiên cứu thị trường việc làm: Tìm kiếm thông tin về các công ty và tổ chức, tìm hiểu xem họ cần gì, họ đưa ra những lợi ích gì, và bạn có thể đem tới điều gì cho họ;
  • Xây dựng quan hệ: Xây dựng hiệu quả mạng lưới quan hệ;
  • Viết CV: Lên kế hoạch và trình bày CV, thể hiện được kỹ năng và điểm mạnh của bạn, dùng CV một cách hiệu quả để đem về cho bạn những cuộc hẹn phỏng vấn;
  • Viết thư: Viết thư ứng tuyển để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, khiến họ muốn đọc CV của bạn.
  • Kỹ năng điện thoại: Thu thập thông tin và gửi thông tin;
  • Kỹ năng phỏng vấn: Tạo ấn tượng tốt khi phỏng vấn trực tiếp.

Cuốn sách này đề cập tới tất cả kỹ năng bạn cần để thành công trong quá trình săn việc, cũng như những cách thức sử dụng các kỹ năng đó, nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất.

Làm nổi bật điểm mạnh

Biết điểm mạnh của bạn là gì và cố gắng tận dụng chúng. Ví dụ:

  • Nếu điểm mạnh của bạn là xây dựng mối quan hệ và giữ vững quan hệ với mọi người, hãy tận dụng nó để tạo mạng lưới quan hệ.
  • Nếu điểm mạnh của bạn là tạo được ấn tượng tốt khi tiếp xúc trực tiếp với mọi người, hãy sử dụng các chiến thuật để giúp bạn liên hệ trực tiếp với nhà tuyển dụng.
  • Nếu kỹ năng viết của bạn tốt, hãy dùng điểm mạnh đó để viết thư ứng tuyển và email thật hấp dẫn, hướng tới những nhà tuyển dụng tiềm năng.

10. Kiểm soát điểm yếu

Tìm cách khắc phục, vượt qua và cải thiện những điểm yếu có nguy cơ đe dọa tới thành công của bạn:

Tìm ra cách khắc phục điểm yếu và thực hành cho tới khi bạn tiến bộ. Chỉ có một số người có năng khiếu thiên bẩm trong việc viết CV và trả lời phỏng vấn. Cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn biết cần làm gì và làm như thế nào. Một khi đã có những kỹ năng cơ bản, bạn hãy luyện tập cho tới khi hoàn toàn thành thạo. Hãy nhờ bạn bè và gia đình giúp: nhờ họ thực hành phỏng vấn hay tập gọi điện thoại với bạn, và nhờ họ đưa ra nhận xét về sự thể hiện của bạn. Bạn cũng có thể nhờ họ đọc giúp CV và đơn ứng tuyển: họ có thể đưa ra nhận xét và giúp kiểm tra lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.

Tìm cách thay thế. Nếu bạn không biết làm một việc nào đó, hãy tìm cách đi đường vòng.Ví dụ, nếu bạn thực sự không có khả năng viết thư ứng tuyển tốt, hãy tìm cách gặp trực tiếp mọi người. Hãy gọi điện thoại cho họ, và nếu họ hỏi CV của bạn, hãy cố thuyết phục để có một cuộc gặp 10 phút trực tiếp. Chỉ đưa CV sau khi đã có cơ hội nói chuyện với họ và tạo được ấn tượng ban đầu tốt.

Tìm người làm giúp. Người này có thể làm thay bạn (ví dụ, dịch vụ viết CV thuê, viết thư ứng tuyển thuê) hoặc dạy bạn cách làm và huấn luyện bạn cho tới lúc bạn cải thiện được những kỹ năng đó.

Nếu bạn có đủ khả năng tài chính, hãy thuê chuyên gia. Nếu không, hãy thử đề nghị trao đổi kỹ năng với ai đó, ví dụ, anh ta sẽ giúp bạn việc bạn không thể làm, và bạn giúp lại anh ta với những việc anh ta yếu.

Tận dụng những gì người khác đã làm. Ví dụ nếu khả năng xây dựng quan hệ của bạn yếu, hãy tận dụng những mạng lưới quan hệ đã có sẵn, ví dụ các hiệp hội nghề nghiệp, hoặc sử dụng đại lý, ví dụ các trung tâm môi giới việc làm.

Trên đây Triệu cây xanh đã gửi đến bạn bài viết Công cuộc tìm việc – 10 lời khuyên để tìm được công việc trong mơ. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn đọc!

Tham khảo thêm bài viết: Chia sẻ mẫu đơn ứng tuyển chuyên nghiệp hiệu quả

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *