Bạn sẽ làm gì nếu bạn vừa tốt nghiệp trường đại học, cao đẳng, và không có nhiều hoặc hầu như không có kinh nghiệm làm việc? Lời khuyên là hãy tận dụng tối đa những gì bạn có, cho dù những kinh nghiệm đó có thể khác với công việc bạn đang ứng tuyển, hoặc đó là kinh nghiệm có được nhờ hoạt động không liên quan tới công việc.
Nếu bạn được mời tới phỏng vấn, có nghĩa công ty tin bạn có tiềm năng. Hãy chuẩn bị cho buổi phỏng vấn bằng cách xem xét kỹ lại:
Các loại bằng cấp: Không chỉ nêu bằng cấp ở trường, hãy nghĩ tới việc những bằng cấp này đã giúp thay đổi con người bạn ra sao: ví dụ như tính kỷ luật khi học tập, yêu cầu phải hòa nhập với mọi người thuộc các thành phần khác nhau… Đây chính là các ví dụ minh họa cho những kỹ năng và phẩm chất tiềm năng của bạn. Đồng thời, đừng quên nêu lên những lý thuyết bạn học trong trường có thể phù hợp ra sao với công việc bạn đang ứng tuyển. học kế toán thuế chuyên sâu
Các thành tựu: những trách nhiệm và nhiệm vụ bạn đã đảm nhận, những thử thách nhóm và cá nhân.
Kinh nghiệm làm việc: Các công việc thời vụ, công việc tình nguyện, chương trình thực tập… Những kỹ năng sau có thế được áp dụng cho bất cứ công việc nào: tuân thủ thời gian, có trách nhiệm, giải quyết vấn đề…
Lưu ý rằng thái độ cởi mở, sẵn sàng học hỏi và nhiệt tình sẽ là một trong những điều chủ đạo giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Câu hỏi phỏng vấn dành cho người vừa tốt nghiệp
Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn cho người vừa tốt nghiệp các bạn nên tham khảo để có sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phỏng vấn
“Tại sao bạn chọn ngành học đó?”
“Tại sao bạn chọn trường đại học/cao đẳng đó?
Đưa ra lý do cho thấy bạn đã nghiên cứu và cân nhắc thông tin trước khi đưa ra quyết định. Hãy thể hiện quyết định của bạn là kết quả của một loạt cân nhắc chứ không phải là quyết định tức thời:
Miêu tả quá trình bạn đã trải qua để đi đến quyết định chọn trường đại học hoặc ngành học nào là phù hợp với bạn. khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tphcm
Tóm tắt các nhân tố bạn đã xem xét, cách thức bạn nghiên cứu thông tin, bạn đã trao đổi với mọi người ra sao, đã cân nhắc điểm lợi và bất lợi và cuối cùng đưa ra quyết định.
Đưa ra ba tới bốn lý do cụ thể vì sao bạn chọn ngành học/trường đại học đó. Tập trung vào các mặt liên quan tới nghề nghiệp như: Việc lựa chọn ngành/trường đó sẽ giúp bạn làm gì, và nó sẽ giúp phát triển tài năng và các thế mạnh của bạn ra sao.
Miêu tả ngành học đã đem lại những thử thách gì cho bạn, và cuối cùng bạn đã phát triển được những kỹ năng và phẩm chất gì.
“Những môn học yêu thích của bạn là gì?”
“Bạn thích khía cạnh nào của chuyên ngành đó?
Hãy chọn điều gì đó liên quan tới công việc bạn đang ứng tuyển. Hãy nói thật nhiệt tình và cho người phỏng vấn biết nếu bạn dành thời gian riêng để củng cố thêm, thể hiện sự sáng tạo, giàu năng lượng và tận tụy.
“Bạn có nghĩ việc học tập đã giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng cho công việc này?
“Bạn nghĩ những điều gì bạn đã học sẽ hữu ích cho vị trí công việc này?”
Liệt kê những kiến thức và kỹ năng liên quan mà bạn đã được học, và giải thích tại sao chương trình học không chỉ đem đến kiến thức, mà còn dạy bạn cách học. Hãy miêu tả quá trình học tập đã giúp bạn phát triển và trưởng thành như thế nào – giúp bạn mở rộng suy nghĩ, cho bạn cơ hội đối diện với thách thức, và cho bạn tinh thần trách nhiệm – và nó cũng dạy bạn những điều thực tiễn như tính kỷ luật, tổ chức, biết sắp xếp thứ tự ưu tiên, cũng như đạt được mục tiêu đề ra và tuân thủ thời hạn công việc.
Miêu tả cho người phỏng vấn thấy bạn đã phát triển những kỹ năng giao tiếp và thiết lập quan hệ hữu ích thông qua việc hòa nhập với mọi người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, thông qua tham gia thảo luận và đưa ý kiến cá nhân, thực hiện các bài thuyết trình trước lớp và trước nhóm. Đưa vào trong câu trả lời bất cứ kinh nghiệm làm việc nhóm nào bạn có hoặc nếu bạn đã từng ở vị trí lãnh đạo. Nhấn mạnh sự hăng hái của bạn được ứng dụng từ lý thuyết vào thực tiễn.
“Bạn thích điều gì ở công việc bán thời gian/thời vụ đã làm?”
Nếu công việc đó có những nhiệm vụ liên quan tới vị trí công việc bạn đang ứng tuyển, hãy tập trung vào chúng. Nếu không có gì liên quan, hãy nói tới:
- Làm một công việc tốt;
- Trở thành một phần của nhóm;
- Học các kỹ năng mới;
- Được giao trách nhiệm;
- Được làm việc với công chúng;
- Được đối mặt với thử thách, được giao một nhiệm vụ khó.
“Bạn không thích điều gì ở công việc bán thời gian/thời vụ đã làm?”
- Đừng nói rằng vì nó nhàm chán. Bạn có thể nói đó không phải kiểu công việc bạn dự định làm trong tương lai, nhưng nó cũng giúp bạn một số điều bạn tin là sẽ hữu ích cho công việc sau này.
- Hãy nói với người phỏng vấn là bạn rất mong chờ được bắt đầu nghề nghiệp thực sự.
“Bạn tìm kiếm điều gì ở một công việc?”
Bạn đang tìm kiếm cơ hội được làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp đã chọn. Bạn đang hăng hái muốn đưa những kiến thức lí thuyết và kỹ năng đã học hỏi vào thực tế công việc, và bạn muốn học được những kỹ năng mới cần thiết để có thể đóng góp cho công ty, dù ở mức độ nhân viên mới.
Giải thích tại sao vị trí bạn đang ứng tuyển có thể đem lại cho bạn tất cả những điều nói trên.
“Tại sao bạn nghĩ bạn sẽ thích loại công việc này?”
“Bạn nghĩ bạn sẽ thành công ở lĩnh vực này chứ?”
Hãy đọc bản mô tả công việc, cố gắng kết nối tài năng, phẩm chất và những bằng cấp bạn có với những gì công việc yêu cầu.
Ví dụ:
Tôi hiểu rằng công việc này cần một người [đưa ra hai tới ba phẩm chất công việc yêu cầu]; người mà có [hai tới ba kỹ năng công việc yêu cầu]; và có [hai tới ba bằng cấp/chứng chỉ công việc yêu cầu].
Tôi tin rằng tôi đáp ứng tốt những yêu cầu này. Tôi có [nêu tóm tắt các phẩm chất cá nhân, kỹ năng, tài năng của bạn và minh họa với những ví dụ về những lần bạn sử dụng chúng]. Ngoài ra tôi còn có [tóm tắt các khóa đào tạo] mà đã dạy cho tôi [đưa ra một yếu tố chủ đạo]. Tôi chắc chắn với sự hỗ trợ và đào tạo của công ty, dần dần tôi sẽ có những đóng góp thực sự cho công ty.
“Bạn cảm thấy thế nào khi bắt đầu tại vị trí thấp?”
Cho dù bằng cấp của bạn tốt, bạn sẽ phải bắt đầu công việc từ vị trí thấp.
Hãy trả lời rằng điều đó không gây ra vấn đề gì cho bạn.
Ví dụ: Tôi hiểu rằng mọi người đều phải bắt đầu từ vị trí thấp để hiểu được ngọn ngành gốc rễ. Vì vậy, tôi không có vấn đề gì với việc đó. Tất nhiên, tôi hi vọng sẽ làm việc để dần tiến lên.
“Bạn cảm thấy thế nào khi bắt đầu tại vị trí thấp?”
Hầu hết các nghề đều có một phần công việc thường nhật trong đó, và khi bạn mới vào nghề, bạn thường gặp chúng nhiều nhất. Hãy cho thấy bạn sẵn sàng làm những công việc đó. Ví dụ trả lời:
Tôi hiểu rằng sẽ mất nhiều thời gian để làm các công việc thường nhật. Tôi không lo ngại điều đó, nó sẽ giúp tôi có cơ hội để quen với công việc. Hi vọng là, các công việc thường nhật sẽ dần được thay thế bằng các trách nhiệm lớn hơn khi tôi dần phát triển và trở nên hữu dụng với công ty hơn.
“Khả năng hòa hợp của bạn với mọi người ra sao?”
Người phỏng vấn lo ngại có thể bạn sẽ chỉ hòa hợp với những người trẻ tuổi. Hãy trấn an họ bằng cách nói rằng, bạn có thể hòa hợp tốt với mọi người thuộc mọi lứa tuổi và thành phần khác nhau. Ví dụ trả lời:
Tôi tin rằng tôi hòa hợp với người khác, và tôi nghĩ những người biết tôi cũng sẽ đồng ý với điều đó. Tôi đã hòa hợp với những người thuộc các thành phần khác nhau ở [đưa ra một môi trường nơi bạn đã làm điều đó: trường đại học, đi du lịch, công việc tình nguyện].
Tôi cảm thấy tôi là người dễ thích nghi và luôn muốn tìm kiếm các kinh nghiệm mới. Ví dụ [đưa ra dẫn chứng về khả năng giao tiếp của bạn trong các tình huống khó: ví dụ như vượt qua rào cản ngôn ngữ khi ở nước ngoài].
“Bạn đã từng làm việc dưới áp lực chưa? bạn đối phó với điều đó ra sao?”
Hãy nghĩ tới những áp lực bạn đã đối mặt – ví dụ như các kỳ thi – và tập trung vào việc bạn đã đối phó với chúng, thay vì việc nói chúng gây căng thẳng cho bạn thế nào. Người phỏng vấn sẽ muốn nghe:
- Áp lực đó là gì: miêu tả vắn tắt tình huống, hoàn cảnh;
- Bạn đối phó ra sao;
- Liệu bạn có cách thức để đối phó với căng thẳng về lâu dài hay không.
Ví dụ trả lời:
Tôi đã trải qua quá trình làm việc dưới áp lực [ví dụ, thi cuối kỳ, thi chứng chỉ]. Tôi luôn kiểm soát tình hình bằng cách [biết sắp xếp tổ chức, lập kế hoạch, phân loại ưu tiên…]. Tôi thấy [nêu các bước thực tế bạn đã làm: xem xét lại những việc cần làm, chia nhỏ thành các bước dễ quản lý…] rất hữu ích. Trong thực tế, tôi nhận ra rằng một chút căng thẳng có thể làm ta cảm thấy giàu năng lượng hơn. Sử dụng những khả năng ít được dùng tới là một điều rất tuyệt [đưa dẫn chứng ngắn gọn về lần bạn làm điều đó. Nếu có thể, hãy đưa một ví dụ không liên quan tới thi cử: ví dụ như thể thao hoặc một thách thức nào đó]. Nếu tôi cảm thấy mình đang quá căng thẳng, tôi [nói điều gì khiến bạn bình tĩnh trở lại: điều gì đó đơn giản và hiệu quả], và tôi [đưa ra những phương pháp hợp lý như ăn uống khoa học, tập thể dục…].
“Bạn nhìn thấy vị trí của mình ra sao trong 5 năm tới?”
Nếu bạn đã có nghiên cứu về nghề nghiệp bạn muốn chọn, bạn sẽ có ý tưởng về vị trí của bạn lúc đó. Ví dụ trả lời:
Lý tưởng nhất, trong 5 năm tới, tôi muốn trở thành [điều mà bạn mong đợi được làm, một cách hợp lý]. Tôi nghĩ tôi có [kỹ năng và năng lực] để đạt được điều đó, đặc biệt với [những yêu cầu, ví dụ như đào tạo thêm, kinh nghiệm, chứng chỉ nghề nghiệp chuyên môn…]. Tôi tin vị trí này sẽ giúp tôi đạt được mục tiêu đó, bởi vì [đưa lý do, ví dụ cho chương trình huấn luyện tuyệt vời, có cơ hội phát triển, là công ty hàng đầu trong ngành…].
“Bạn nghĩ điều gì gây ảnh hưởng tới sự phát triển trong một công ty?”
Câu trả lời nên dựa trên việc phát triển:
- Các kỹ năng liên quan tới công việc để bạn có thể đóng góp nhiều hơn cho công ty;
- Kỹ năng nơi làm việc, ví dụ như làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng lãnh đạo;
- Thái độ chuyên nghiệp: đáng tin cậy, hiểu biết, chính trực, hiệu quả…
“Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?”
Cho dù bạn không có kinh nghiệm, bạn vẫn có thể nhấn mạnh những tiềm năng của mình. Bạn có thể mang tới cho công việc:
- Năng lượng và sự nhiệt tình;
- Sự linh hoạt và khả năng thích ứng;
- Khả năng học hỏi (đã được minh chứng);
- Đầu óc cởi mở, không bị chi phối bởi các ý tưởng có sẵn.
Ví dụ, bạn có thể trả lời:
Tôi muốn nói điểm mạnh nhất của tôi là [nêu hai tới ba điều thuộc về tài năng hoặc phẩm chất cá nhân của bạn phù hợp với vị trí công việc]. Tôi tin rằng tôi đã thể hiện chúng trong quá khứ [đưa ra ví dụ ngắn về việc sử dụng các điểm mạnh này]. Mặc dù kinh nghiệm không phải điểm mạnh của tôi, tôi đã có [đưa ra bất cứ kinh nghiệm gì bạn có, và bất cứ nền tảng lý thuyết nào]. Bên cạnh đó, tôi tin mình có thể mang tới cho công việc [nêu các điểm nói trên: nhiệt tình, đầu óc cởi mở…]
“Bạn đã làm điều gì để thể hiện sự chủ động của mình?”
- Hãy đưa ra các ví dụ thể hiện rằng bạn:
- Hành động có trách nhiệm;
- Sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề;
- Tự dựa vào bản thân;
- Lập kế hoạch hành động thông minh.
- Đừng quên nói rằng những điều này đã dẫn tới ích lợi gì cho người khác cũng như cho bản thân bạn.
“Bạn có những loại sở thích nào?”
Hãy đưa vào câu trả lời những thứ như:
- Hoạt động nhóm;
- Điều gì đó yêu cầu sự tự lực cá nhân;
- Hoạt động hướng tới cộng đồng;
- Các vị trí chịu trách nhiệm: trưởng nhóm, biên tập, thủ quỹ…
- Điều gì đó bạn thực sự yêu thích, dành thời gian và tâm sức cho nó.
Tuy nhiên, hãy tránh nhắc tới các loại sở thích gây nên tranh luận.
Bên cạnh các câu hỏi đã nêu, hãy chuẩn bị để trả lời các câu hỏi về:
- Ngành học bạn đã chọn, các kiến thức bạn đã thu được, cả thực tế và lý thuyết;
- Chi tiết về dự án nào đó bạn đã thực hiện;
- Chi tiết về bất cứ kinh nghiệm làm việc nào bạn đã có;
- Các hoạt động ngoại khóa bạn đã tham gia: thể thao, hoạt động nhóm, các nhóm sở thích…
Trong nhiều trường hợp, bạn nên trả lời các câu hỏi dựa trên kinh nghiệm học thuật và các sở thích ngoại khóa của bản thân.