Đa số các công việc sáng tạo đều yêu cầu một khả năng nhất định cho những người ứng tuyển. Vị trí công việc này đòi hỏi ứng viên phải sử dụng khả năng sáng tạo của bản thân trong công việc. Dưới đây Triệu cây xanh chia sẻ hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn cho công việc sáng tạo
Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn cho công việc sáng tạo
Người phỏng vấn sẽ đánh giá xem liệu bạn có thể sử dụng kỹ năng, tài năng và kiến thức chuyên môn để đưa ra giải pháp cho vấn đề hay không. Như với CV, câu hỏi chủ chốt của người phỏng vấn sẽ là: “Liệu bạn có đưa ra được giải pháp không?”. Hãy trình bày rõ ràng rằng bạn có thể đưa ra các giải pháp sáng tạo, tuân theo đúng thời gian và ngân sách. Khi tập dượt trả lời các câu hỏi, hãy tập trung vào những điểm sau: báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp
- Lịch sử làm việc của bạn: Các kỹ năng bạn đã phát triển được, các thử thách bạn đã vượt qua, và kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề về sáng tạo;
- Thành tựu chủ chốt: Ghi nhớ các thành tựu của bạn và có khả năng nói về chúng cả trên cái nhìn kỹ thuật và sáng tạo;
- Khả năng chủ chốt: Những kỹ năng đa dạng của bạn và chúng đã đóng góp để đạt được các thành tựu ra sao.
Những phẩm chất cá nhân cho loại công việc này mà người phỏng vấn muốn tìm kiếm ở ứng viên bao gồm:
- Tự tạo động lực cho bản thân; khóa học xuất nhập khẩu số 1 việt nam
- Sáng tạo;
- Linh hoạt;
- Giàu năng lượng và nhiệt huyết;
- Bền bỉ;
- Chuyên nghiệp.
Xem thêm: Trả lời câu hỏi phỏng vấn cho nghề quản lý
Hãy nhớ những điểm này trong đầu khi bạn chuẩn bị các câu trả lời.
“Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”
Hãy bắt đầu bằng những nhận xét chung – ví dụ về lịch sử, sản phẩm và dịch vụ của công ty – sau đó tập trung vào lĩnh vực của bạn – ví dụ như định hướng sản phẩm hay chiến lược marketing. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy tại sao bạn thích ngành nghề này, và tại sao bạn mong muốn được làm việc cho công ty.
“Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?”
Hãy trả lời rằng bởi vì bạn có thể đưa ra các giải pháp sáng tạo hàng đầu để giúp công ty giải quyết vấn đề. Ví dụ: học về xuất nhập khẩu online
Tôi có thể thực hiện [những tác phẩm chất lượng hàng đầu…] như có thể thấy trong [nêu ra những thành tựu chủ chốt bạn đã đạt được]. Tôi có x năm kinh nghiệm làm việc trong [lĩnh vực nghề nghiệp của bạn] và tôi đã [tóm tắt kỹ năng và kinh nghiệm đạt được].
“Bạn có thể mang lại điều gì cho công việc này?”
“Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?”
“Phẩm chất nổi bật nhất của bạn là gì?”
“Điều gì khiến bạn sẽ làm tốt công việc này?”
Nhấn mạnh các ưu điểm và tài năng chủ chốt của bạn, đi kèm với những thành tựu đã đạt được. Ví dụ:
Tôi tin rằng tôi có thể mang tới cho công việc này [kỹ năng chủ chốt hoặc một phẩm chất]. Tôi là người [đưa ra tóm tắt các phẩm chất chủ chốt] và tôi có [các kỹ năng và khả năng chủ chốt]. Tới nay, tôi đã đạt được [nêu các thành tựu]. Thêm vào đó, tôi hiểu được [một yếu tố liên quan của công việc] mà tôi tin sẽ cho phép tôi [đóng góp to lớn cho công ty]. Cuối cùng, tôi tin rằng công ty hiện tại cũng sẽ đồng ý rằng, một trong những điểm mạnh của tôi là khả năng thực hiện công việc dưới các điều kiện khó khăn. Ví dụ, [miêu tả một lần bạn đã hoàn thành công việc với mức độ sáng tạo cao trong điều kiện áp lực].
“Bạn sẽ làm gì nếu chúng tôi cho bạn hoàn toàn tự do làm chủ công việc?”
Bạn cần hiểu về công ty, về những việc công ty đã làm trong quá khứ cũng như định hướng tương lai. Cho dù bạn định đưa ra đề xuất gì, bạn cũng cần:
- Tóm tắt đề xuất một cách rõ ràng;
- Giải thích tại sao bạn sẽ đưa ra quyết định mà bạn đề xuất;
- Cho thấy các đề xuất này sẽ mang lại lợi ích cho công ty như thế nào.
“Bạn làm thế nào để luôn cập nhật xu hướng, đổi mới và thay đổi trong công việc?”
Hãy đưa vào câu trả lời của bạn những điều sau:
- Các hiệp hội nghề nghiệp;
- Các tạp chí kinh doanh, tạp chí nghề nghiệp và thương mại;
- Các khóa học và hội thảo;
- Các nhóm nghề nghiệp trực tuyến;
- Các hội chợ, triển lãm thương mại;
- Khách hàng và nhà cung cấp;
- Các liên hệ công việc.
Ví dụ, bạn có thể trả lời:
Luôn cập nhật các [sản phẩm, ý tưởng, xu hướng…] mới là rất quan trọng đối với công việc này. Tôi [nêu lên những gì bạn làm để luôn cập nhật]. Điều này yêu cầu thời gian và công sức, nhưng tôi tin rằng chúng hết sức cần thiết. Ví dụ, [đưa một ví dụ về việc biết trước điều gì đó đã giúp đem lại lợi ích như thế nào cho bạn, cho công việc của bạn và công ty].
“Lý do đóng góp cho sự thành công nghề nghiệp của bạn là gì?”
Nếu bạn định nói rằng chỉ vì bạn may mắn, hẳn nhà phỏng vấn sẽ tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra khi may mắn rời bỏ bạn. Nếu bạn đưa ra các lý do dựa trên kỹ năng thực sự, điều đó có vẻ sẽ đảm bảo bạn tiếp tục gặt hái được thành công trong tương lai. Vì vậy, hãy đưa ra câu trả lời cho thành công của bạn dựa vào:
- Các kỹ năng sáng tạo bạn đã phát triển được;
- Các khả năng thiên bẩm bạn đã tiếp tục củng cố;
- Sự ủng hộ bạn nhận được từ những người khác: đồng nghiệp, người hướng dẫn…
- Phẩm chất cá nhân và thái độ chuyên nghiệp;
- Biết tận dụng tốt các cơ hội.
“Bạn nghĩ sao về các thách thức?”
Hầu hết những người sáng tạo đều thích các thách thức và coi chúng như chất kích thích giúp họ hoàn thành công việc tốt hơn. Hãy thể hiện rõ rằng bạn chấp nhận thách thức, và bạn muốn đạt được thành công.
Hãy đưa ví dụ về các thách thức bạn đã gặp, nhấn mạnh vào các lợi ích mà thành công của bạn đã đem tới cho công ty.
“Bạn nghĩ sao về rủi ro?”
Hãy tỏ ra là người ưa mạo hiểm nhưng không bất cẩn. Chấp nhận những rủi ro một cách kém khôn ngoan sẽ đem đến thiệt hại cho công ty cả về tiền bạc và uy tín. Hãy cho người phỏng vấn thấy bạn biết cân nhắc khi đối mặt với rủi ro. Ví dụ:
Mặc dù tôi sẽ không bao giờ làm gì gây ảnh hưởng tới uy tín của công ty, thực tế là công việc sáng tạo sẽ đòi hỏi đôi lúc phải biết chấp nhận rủi ro. Ví dụ, [đưa ra một ví dụ bạn đã chấp nhận rủi ro và thu được kết quả tốt – nói rõ cách bạn phân tích rủi ro, đo đếm mức độ lợi hại, sau đó đưa ra quyết định nên chấp nhận rủi ro, bàn bạc thảo luận với giám đốc và cuối cùng việc đó đã đem lại lợi ích cho công ty, khách hàng và bản thân bạn ra sao]. Tuy nhiên, có một trường hợp khác, [đưa ra ví dụ khác về việc bạn đã đưa ra được một sáng kiến để tránh rủi ro].
“Bạn có phải người nhiều sáng kiến?”
Đưa ra các dẫn chứng để chứng minh rằng bạn là người nhiều sáng kiến, cách bạn đã biến sáng kiến thành hiện thực phục vụ công việc, chúng đã đạt thành công ra sao, và đem lại lợi ích như thế nào cho công ty.
“Bạn làm việc với những người thuộc các tầng lớp khác nhau ra sao?”
Bạn có thể làm việc với nhiều người có nhiều nhu cầu khác nhau. Ví dụ, nếu bạn là một nhà thiết kế, bạn sẽ làm việc với nhân viên sản xuất, quản lý, và khách hàng. Hãy cho thấy bạn có khả năng giao tiếp hiệu quả với tất cả mọi người liên quan, trong khi vẫn có thể đưa ra ý kiến cá nhân cho công việc.
Ví dụ:
Tôi chưa từng gặp vấn đề gì trong công việc hiện tại. Tôi làm việc cùng với [nhóm người khác nhau mà bạn làm việc cùng] và tôi [tóm tắt những gì bạn làm – thuyết trình, thảo luận, báo cáo ở mức phòng ban, ban giám đốc, khách hàng]. Ví dụ, [đưa ra ví dụ bạn đã giao tiếp tự tin và hiệu quả với những người ở những tầng lớp khác nhau trong công ty ra sao].
“Bạn có phải là người nhạy cảm khi bị phê bình không?”
“Miêu tả một tình huống khi công việc của bạn bị chỉ trích. và bạn đã ứng xử lại ra sao?”
Hãy cho người phỏng vấn thấy bạn là người có thể tiếp nhận sự chỉ trích, phê bình, nhưng bạn cũng sẵn sàng bảo vệ ý tưởng của mình
Ví dụ:
Tôi đủ chững chạc để tiếp nhận sự phê bình mang tính xây dựng. Tôi nghĩ điều đó rất quan trọng để tôi có thể tiếp tục hoàn thiện bản thân. Tôi vẫn nhớ khi mới bắt đầu sự nghiệp, [miêu tả một sự kiện đã xảy ra, và ai là người đã phê bình, chỉ trích bạn]. Tôi đã lắng nghe những gì cô ấy nói và [sau khi sự tình đã được giải thích rõ ràng] tôi có thể thấy rằng cô ấy có lý về một số điểm. Chúng tôi đã cùng thảo luận [miêu tả bạn và người kia đã cùng đi đến một giải pháp chung ra sao]. Tôi đã học được rằng [nêu một điều gì đó hữu ích].
“Hãy miêu tả một vấn đề bạn phải đối mặt, và bạn đã giải quyết nó ra sao?”
Hãy chọn một vấn đề sáng tạo và miêu tả việc bạn sử dụng các kỹ năng và tài năng của mình để giải quyết nó một cách sáng tạo ra sao. Tránh đưa ra vấn đề về tranh chấp hoặc bất hòa với mọi người.
“Bạn có nghĩ bạn đã làm được tốt nhất khả năng của mình?”
Nếu bạn trả lời là “không”, hẳn người phỏng vấn sẽ tự hỏi tại sao bạn chưa làm được. Nhưng nếu trả lời “có”, họ sẽ nghĩ bạn chẳng còn gì hơn để phát triển. Hãy kể cho người phỏng vấn rằng bạn đã làm được nhiều việc xuất sắc trong quá khứ, nhưng công việc bạn đang ứng tuyển này sẽ cho bạn cơ hội để làm được nhiều hơn nữa.
Ví dụ:
Tôi đã làm được một vài tác phẩm rất tốt, [kể tên các thành tựu của bạn] nhưng [các điều kiện trong công ty đang ứng tuyển] sẽ cho tôi cơ hội để làm nhiều hơn thế nữa [nêu cụ thể là gì và như thế nào].
“Bạn thể hiện ra sao với các thời hạn công việc?”
Việc trễ hạn đồng nghĩa với mất danh tiếng, khách hàng và tiền bạc, vì vậy, bạn cần nói rằng bạn không bao giờ bị lỡ thời hạn công việc. Đưa ra minh họa thể hiện quyết tâm của bạn luôn đúng hạn.
Bạn cũng sẽ được hỏi về các khía cạnh cụ thể của công việc, cũng như các kiến thức chuyên ngành. Đây là những câu hỏi chuyên môn, nhưng bạn biết rõ về công việc của mình và có thể suy đoán, chúng có thể bao gồm những phần sau:
- Chi tiết về một dự án hoặc một chiến dịch cụ thể: bạn đã chuẩn bị ra sao, các vấn đề liên quan, cách bạn giải quyết vấn đề, lí do khi bạn đưa ra quyết định sáng tạo…;
- Bạn tiếp nhận nhiệm vụ và trách nhiệm ra sao;
- Sự hiểu biết của bạn đối với một quy trình cụ thể;
- Kinh nghiệm của bạn trong việc sử dụng một loại thiết bị, một chương trình cụ thể…;
- Bạn đã đối phó với vấn đề và tình huống thực tế có thể xảy ra trong công việc ra sao.
Hãy trả lời dựa vào kinh nghiệm bản thân, và luôn thể hiện cho người phỏng vấn thấy sự yêu thích cũng như nhiệt tình của bạn dành cho công việc.
Trên đây là hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn cho nghề sáng tạo. Mong rằng bài viết sẽ giúp các ứng viên cho vị trí này có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn của mình
Xem thêm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn cho nghề kỹ thuật
Triệu cây xanh chúc các bạn tìm được công việc như mong muốn!