Học chứng chỉ hành nghề kế toán ở đâu tốt? Hay nên học chứng chỉ hành nghề kế toán ở đâu uy tín? Với những bạn kế toán đang mong muốn sở hữu cho mình một chứng chỉ hành nghề kế toán thì việc ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán (kế toán viên) luôn là vấn đề được quan tâm.
Bài viết sau đây, đội ngũ biên tập viên của Triệu cây xanh sẽ chia sẻ với bạn trung tâm uy tín mà bạn có thể dựa trên đó để tham khảo và chọn lựa địa chỉ đào tạo chứng chi hành nghề kế toán để theo học,
>>>>>>> Bài viết xem thêm: Học kế toán thuế chuyên sâu ở đâu giảng viên chất lượng
I: Chửng chỉ hành nghề kế toán là gì?
Chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA – Certified Public Accountants) là giấy chứng nhận hành nghề kế toán được Bộ Tài Chính cấp khi đã trả qua một kỳ thi đạt chuẩn của Bộ Tài Chính. Chứng chỉ này là cơ sở để xác định năng lực, phẩm chất của một kế toán viên xem họ có đủ khả năng, năng lực, trình độ hoạt động trong các công ty kế toán, kiểm toán không.
Người thi chứng chỉ hành nghề kế toán cần phải được 5 điểm trở lên mỗi môn sau:
- Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
- Thuế và quản lý thuế nâng cao
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
II: Điều kiện để đăng kí thi chứng chỉ hành nghề kế toán gồm những gì ?
Theo hướng dẫn tại Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC Điều kiện và thủ tục dự thi chứng chỉ kế toán viên như sau:
– Điều kiện về đạo đức nghề nghiệp:
Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.
– Điều kiện về bằng cấp:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán;
+ hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học;
+ hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư 91/2017/TT-BTC.
– Điều kiện về thời gian làm việc thực tế:
+ Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng
+ Thời gian tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.
+ Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước.
III: Hồ sơ dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán
1, Đối với người dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán lần đầu.
Theo quy định tại Điều 5, Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định như sau:
– Phiếu đăng ký dự thi yêu cầu các vấn đề sau:
+ Có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú.
+ 1 ảnh màu cỡ 3×4 và đóng dấu giáp lai
+ Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế của ứng viên dự thi.
– Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú;
– Bản sao các văn bằng được quy định tại điều kiện dự thi. Nếu người dự thi tốt nghiệp ĐH các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình của tất cả các môn học. 3 ảnh màu cỡ 3×4cm mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.
2, Đối với người đăng ký dự thi tiếp các môn chưa thi hoặc thi lại các môn thi đã thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi để đạt tổng số điểm quy định.
- Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu 3x4cm và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a hoặc Phụ lục số 02b ban hành kèm theo Thông tư 91/2017/TT-BTC.
- Bản sao Giấy chứng nhận điểm thi của các kỳ thi trước do Hội đồng thi thông báo.
- 3 ảnh màu cỡ 3x4cm mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.
IV: Nội dung, hình thức thi chứng chỉ kế toán viên bao gồm những gì?
Để có được chứng chỉ kế toán viên ngoài việc phải đáp ứng được các Điều kiện và thủ tục dự thi chứng chỉ kế toán viên thì người dự thi sẽ phải thi 4 môn sau đây:
- Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao.
- Thuế và quản lý thuế nâng cao.
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
Hình thức thi chứng chỉ kế toán như thế nào?
– Lịch tổ chức thi: Hội đồng thi tổ chức ít nhất mỗi năm một kỳ thi vào quý III hoặc quý IV.
– Thời lượng cho mỗi bài thi: Người dự thi sẽ phải làm một bài thi viết trong thời gian 180 phút.
Và trước ngày thi ít nhất 60 ngày, Hội đồng thi thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm và các thông tin cần thiết khác liên quan đến kỳ thi.
Thời gian công bố kết quả thi chứng chỉ kế toán viên?
Trong thời hạn chậm nhất 60 ngày kể từ ngày kết thúc thi, Hội đồng thi phải công bố kết quả thi từng môn thi và thông báo cho người dự thi.
Lưu ý: Trường hợp đặc biệt cần kéo dài thời gian công bố, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng thời gian kéo dài không quá 30 ngày.
Kết quả thi như thế nào là đỗ chứng chỉ kế toán viên?
– Môn thi đạt yêu cầu: Môn thi đạt yêu cầu là môn thi đạt từ điểm 5 trở lên.
– Đạt yêu cầu thi: Người dự thi đạt yêu cầu cả 4 môn thi và có tổng số điểm các môn thi còn được bảo lưu từ 25 điểm trở lên là đạt yêu cầu thi.
– Thi nâng điểm: Người đạt yêu cầu các môn thi nhưng chưa đạt yêu cầu thi thì được lựa chọn một số môn thi để đăng ký thi nâng điểm, kết quả thi lấy theo điểm thi cao nhất của các lần thitrong thời gian bảo lưu.
Giấy chứng nhận điểm thi là cơ sở để lập hồ sơ xin dự thi các môn thi chưa thi, thi lại các môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc dự thi để nâng điểm (đối với thí sinh chưa thi đủ hoặc chưa đạt yêu cầu đủ các môn thi).
– Bảo lưu kết quả thi: Điểm của môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu trong 3 năm liên tục kể từ năm bắt đầu dự thi môn đó. Điểm của các môn thi vào các năm ngoài thời gian bảo lưu sẽ bị huỷ.
Ví dụ: Một người bắt đầu dự thi năm 2017 thì điểm các môn thi đạt yêu cầu của năm 2017 sẽ được bảo lưu trong các năm 2018, 2019. Đến năm 2019, nếu người dự thi vẫn chưa đạt yêu cầu thi thì khi dự thi vào năm 2020 kết quả thi được tính để xét đạt yêu cầu thi sẽ là kết quả thi của các năm 2018, 2019, 2020. Tương tự như vậy cho các năm từ 2021 trở đi.
Thời gian công bố kết quả thi chứng chỉ kế toán viên là khi nào?
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có kết quả thi, Bộ Tài chính sẽ cấp chứng chỉ kế toán viên cho người đạt kết quả thi.
V: Học chứng chỉ hành nghề kế toán ở đâu tốt?
Để nhận được chứng chỉ của Bộ tài chính thì các bạn cần lựa chọn chính xác địa điểm học, vì không phải đơn vị nào cũng có quyền hạn cấp chứng chỉ này.
Trung tâm kế toán Lê Ánh là địa chỉ đào tạo kế toán uy tín được Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam lựa chọn đồng hành để tổ chức ôn thi và thi Chứng chỉ hành nghề kế toán.
Những lý do nên học chứng chỉ hành nghề kế toán viên ở Lê Ánh:
- Địa chỉ đào tạo kế toán lâu đời và là một trong rất ít những trung tâm được cấp phép đào tạo các khóa học ngắn hạn.
- Hỗ trợ học viên 30 – 40% kinh phí ôn và thi chứng chỉ kế toán viên
- Kế toán Lê Ánh là đơn vị duy nhất được Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam lựa chọn hợp tác đồng tổ chức các khóa ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán.
- Khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng sẽ do các Tiến sĩ, Thạc sĩ, những chuyên gia có kinh nghiệm của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam giảng dạy
- Hoàn thành và đạt yêu cầu học viên sẽ được cấp chứng chỉ phôi bằng của Bộ tài chính do Chủ tịch hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam PGS.TS Đặng Văn Thanh ký.
Ngoài ra khi tham gia khóa ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán tại Trung tâm Kế toán Lê Ánh học viên còn có được Phương pháp ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán hiệu quả:
Phương pháp học tập tại Trung tâm Lê Ánh
– Đi học đầy đủ: các buổi học đều được giảng dạy bởi những chuyên gia tài chính kế toán hàng đầu cả nước. Những gì cơ bản nhất, tinh hoa nhất các thầy cô đều nói trên lớp, là hành trang rất tốt để vào phòng thi.
– Ôn đúng trọng tâm: chỉ nên ôn trong phạm vi những bài học ở lớp ôn và trong tài liệu mà Bộ tài chính công bố. Ưu tiên học kỹ hơn những phần quan trọng.
– Tham gia thi thử và chữa đề: Về cuối đợt ôn nên giải hết các đề thi trong 3 – 5 năm gần nhất. Bạn luyện đề nhiều sẽ quen, tăng tốc độ giải đề theo từng ngày.
– Ôn tập theo nhóm: Việc học nhóm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ôn thi.
– Rèn luyện kỹ năng làm bài: không nên bỏ sót câu nào, nên xem qua một lượt đề và ưu tiên lựa chọn làm câu dễ trước. Phân bổ thời gian làm bài hiệu quả và nhớ dành 10 phút cuối giờ để soát lại bài.
Nội dung khóa học ôn thi chứng chỉ hành nghề tại Trung tâm Lê Ánh
Chuyên đề 1: Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
- Phần 1:Luật kế toán
- Phần 2: 26 chuẩn mực kế toán
- Phần 3: Chuẩn mực kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp
- Phần 4: Kế toán các khoản phải thu
- Phần 5: Kế toán hàng tồn kho
- Phần 6: Kế toán quản trị
Chuyên đề 2: Pháp luật về kinh tế và Luật Doanh nghiệp
- Phần 1: Pháp luật về doanh nghiệp
- Phần 2: Pháp luật về Hợp đồng kinh doanh
- Phần 3: Pháp luật về Lao động
Chuyên đề 3: Thuế và quản lý thuế nâng cao
- Phần 1: Những vấn đề chung về thuế
- Phần 2: Thuế giá trị gia tăng
- Phần 3: Thuế Tiêu thụ đặc biệt
- Phần 4: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Phần 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Phần 6: Thuế thu nhập cá nhân
- Phần 7: Quản lý thuế
- Phần 8: Kế hoạch thuế
- Phần 9: Quy định về dịch vụ hành nghề làm thủ tục về thuế và tư vấn thuế
Chuyên đề 4: Tài chính
- Phần 1: Vai trò và mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp
- Phần 2: Giá trị thời gian của tiền tệ
- Phần 3: Rủi ro và tỷ suất sinh lời
- Phần 4: Định giá trái phiếu và cổ phiếu
- Phần 5: Dự báo nhu cầu tài chính doanh nghiệp
- Phần 6: Quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp
- Phần 7: Nguồn vốn của doanh nghiệp
- Phần 8: Chi phí sử dụng vốn và hệ thống đòn bẩy
- Phần 9: Quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp
- Phần 10: Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
- Phần 11: Định giá doanh nghiệp
Chuyên đề 5: Phân tích tài chính nâng cao
- Phần 1: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
- Phần 2: Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
- Phần 3: Phân tích tình hình tài trợ và bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh
- Phần 4: . Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
- Phần 5: Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ
- Phần 6: Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Phần 7: Phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn
- Phần 8: Phân tích rủi ro tài chính và dự báo nhu cầu tài chính
Thông tin liên hệ Trung tâm kế toán Lê Ánh
– Hotline: 0904848855/0903283322
– Website: https://ketoanleanh.edu.vn/khoa-hoc/chung-chi-hanh-nghe-ke-toan
– Fanpage: https://www.facebook.com/diachihocketoantonghoptotnhat
– Email: Tuyensinh@ketoanleanh.edu.vn
– Địa điểm học:
Số 26 Đường Láng, P Ngã Tư Sở, Q Đống Đa, TP Hà Nội
Tầng 3, số 2 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
Lầu 4, 132E Đường cách mạng tháng 8, P10, Q3, HCM
Mong rằng những chia sẻ về khóa ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán viên sẽ giúp ích được cho những bạn bạn đang tìm hiểu địa chỉ để đăng ký học.