Thứ năm, Tháng mười hai 12
Shadow

Hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn cho nghề kỹ thuật

Người phỏng vấn muốn đánh giá xem liệu bạn có thành thạo các kỹ năng kỹ thuật hay không. Câu hỏi phỏng vấn cho nghề kỹ thuật chủ đạo sẽ là: “Bạn có khả năng làm công việc này không?”.

Hãy thể hiện cho người phỏng vấn thấy bạn biết phải làm gì và làm như thế nào. Khi tập dượt trả lời các câu hỏi, hãy tập trung vào các kỹ năng chủ đạo.

Ôn lại ví dụ về các tình huống bạn đã dùng tới những kỹ năng của mình, và nhấn mạnh khả năng áp dụng kiến thức vào công việc. học kế toán thực hành

Giải thích rõ về lợi ích của những bằng cấp chứng chỉ bạn có: Chúng có nghĩa là bạn có thể làm gì, chúng giúp nâng cao năng lực của bạn ra sao, và giúp làm lợi cho công ty bạn như thế nào. Đồng thời, tập trung vào lịch sử việc làm: Tập trung vào những trách nhiệm bạn đã đảm nhận, những kinh nghiệm bạn đã thu được. kinh nghiệm đem lại cho bạn kiến thức, năng lực và chuyên môn. 

Hãy luôn ghi nhớ những điều này khi bạn chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn dưới đây:

Câu hỏi phỏng vấn cho nghề kỹ thuật

“Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?”

Hãy suy nghĩ thật logic và thông minh về những sản phẩm, chu trình mà bạn sẽ làm việc cùng, sau đó đưa ra tóm tắt ngắn gọn nhưng đầy đủ, kết thúc bằng việc nói tại sao công ty và sản phẩm, cũng như những chu trình kỹ thuật lại thu hút bạn, và tại sao bạn muốn gia nhập công ty. lớp học kế toán

“Bạn nghĩ xu hướng chủ đạo trong ngành này là gì?”

Hãy tìm và tóm tắt những phát triển tiến bộ chủ đạo trong ngành, tập trung vào những cơ hội hấp dẫn mà sự phát triển này đem lại. học xuất nhập khẩu lê ánh

“Hãy giải thích xem công việc hiện tại của bạn có quan hệ ra sao với mục tiêu chung của bộ phận hoặc công ty bạn đang làm việc.”

Công việc của kỹ thuật viên có thể rất độc lập và riêng biệt, người phỏng vấn muốn biết liệu bạn có khả năng nhìn thấy bức tranh lớn thay vì chỉ chú ý tới phần việc của mình. Hãy cho thấy bạn hiểu rõ mối quan hệ giữa: học thực hành kế toán ở đâu

  • Công việc của bạn và bộ phận, phòng ban;
  • Bộ phận của bạn và các bộ phận khác;
  • Bộ phận của bạn và công ty nói chung.
  • Giải thích công việc bạn đang làm đã đóng góp như thế nào cho mục
  • Tiêu tổng thể của công ty.

“Bằng cấp tiêu chuẩn bạn có cho công việc này là gì?”

Đưa ra tóm tắt về những bằng cấp liên quan và cho thấy bạn đã sử dụng chúng trong thực tế ra sao. ví dụ:

Tôi có [bằng cấp chủ đạo của bạn]. tôi còn có [bất cứ chương trình đào tạo nào liên quan tới công việc]. điều này đồng nghĩa với [giải thích tại sao những bằng cấp và đào tạo này giúp bạn có thể làm tốt công việc, và đem lại lợi ích cho công ty]. Bên cạnh các chứng chỉ của tôi, tôi còn có [kinh nghiệm liên quan]. nhờ những kinh nghiệm đó, tôi hiểu được [một lĩnh vực, quy trình, công nghệ liên quan…] và tôi thân thuộc với [một lĩnh vực, quy trình liên quan khác…]. Nhờ vậy, tôi [miêu tả bạn phù hợp ra sao với công việc đang ứng cử]. học kế toán tổng hợp thực hành ở đâu tốt

Câu hỏi phỏng vấn cho nghề kỹ thuật

“Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?”

“Phẩm chất nổi bật nhất của bạn là gì?”

“Điều gì khiến bạn là một [tên nghề nghiệp] tốt?”

“Thành tựu lớn nhất của bạn là gì?”

Điểm mạnh lớn nhất của bạn là kiến thức, kỹ năng kỹ thuật và khả năng ứng dụng các kỹ năng đó để giải quyết vấn đề và hoàn thành dự án đúng thời gian, ngân sách. Ví dụ, hãy trả lời:

Tôi có thể nói điểm mạnh lớn nhất của tôi là các kỹ năng kỹ thuật và khả năng ứng dụng các kỹ năng đó để giải quyết vấn đề và hoàn thành dự án đúng thời gian và ngân sách. Tôi tin rằng công ty hiện tại của tôi sẽ đồng ý rằng, một trong những điểm mạnh chủ đạo của tôi là khả năng làm việc, kể cả trong tình huống khó khăn. kế toán lê ánh có tốt không

Ví dụ: [Đưa ra ví dụ về lần bạn đã hoàn thành một công việc, hoặc tháo gỡ một vấn đề trong điều kiện khó khăn, kết quả là đem lại lợi ích cho công ty].

“Những mặt quan trọng trong công việc của bạn là gì?”

“Bạn định nghĩa thế nào là làm tốt công việc trong lĩnh vực chuyên môn của bạn?”

Hãy trả lời như sau: tự học xuất nhập khẩu online

Phần quan trọng nhất trong công việc của tôi là [Nhiệm vụ và trách nhiệm chủ chốt của bạn]. các chỉ số đánh giá hiệu quả công việc đối với [Tên ngành nghề, ví dụ kỹ sư dự án] là phải hoàn thành công việc đúng thời hạn, tuân thủ ngân sách và theo đúng tiêu chuẩn đã được đề ra trong tài liệu dự án. Đối với tôi, làm tốt một công việc có nghĩa là [Nêu ra tiêu chí của bạn cho thành công].

“Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?”

Câu trả lời là vì bạn hiểu công việc của mình kỹ càng, và bạn có lịch sử làm việc tuyệt vời. Bạn đã thể hiện được những điều quan trọng trong công việc như: Các giải pháp kỹ thuật, sự đổi mới, giải quyết vấn đề… Hãy đưa ra những ví dụ minh họa.

“Bạn nghĩ sao về các thách thức?”

Hãy nghĩ về khả năng giải quyết vấn đề, và thể hiện cho người phỏng vấn thấy bạn đã tìm ra những giải pháp sáng tạo nhưng có tính thực tiễn cao. Đưa ra ví dụ bạn đã sử dụng kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của mình để vượt qua các thách thức trong quá khứ ra sao.

“Bạn nghĩ sao về rủi ro?”

Trong công việc kỹ thuật, việc chấp nhận rủi ro có thể khiến công ty mất thời gian và tiền bạc, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng con người. Hãy cho thấy bạn đã xác định rủi ro ra sao, và biết thực hiện các hành động phù hợp để tránh như thế nào.

Ví dụ:

Tôi sẽ không bao giờ chấp nhận rủi ro, nếu chúng có thể gây hại tới sự an toàn của người lao động và danh tiếng của công ty. Ví dụ như, [đưa ra một dẫn chứng về một lần bạn đã đối mặt với rủi ro, và sử dụng kỹ năng giải quyết vấn để để tránh nó]. 

“Bạn có nghĩ mình là người giỏi giải quyết vấn đề?”

“Bạn có nghĩ mình là người đổi mới?”

Hãy đưa ra ví dụ chứng minh kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn. Miêu tả vấn đề và cách bạn đã sử dụng kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của mình để đưa ra cách giải quyết hợp lý, khả thi ra sao. Đừng quên nhắc tới việc điều này đã đem lại lợi ích gì cho công ty.

“Bạn có khả năng làm việc dưới áp lực không?”

“Loại áp lực nào bạn thường gặp phải trong công việc?”

Thực ra, câu hỏi thực sự người phỏng vấn muốn biết là liệu bạn có đảm bảo được sự chính xác, chuyên môn, cũng như năng lực làm việc khi chịu áp lực hay không. Hãy trả lời: Tính chất công việc của tôi đồng nghĩa với việc tôi phải làm việc [thường xuyên] dưới áp lực. Áp lực có thể nảy sinh từ những việc như [đưa ví dụ]. Tôi không cảm thấy làm việc dưới áp lực là vấn đề; Tôi đã học được cách [nêu những cách hữu hiệu bạn đã làm để kiểm soát áp lực]. Tôi nhận thấy rằng áp lực có thể gây ra tác động tích cực tới công việc, đặc biệt tạo cảm giác thỏa mãn bản thân khi bạn vượt qua nó và đạt được thành công. ví dụ, [đưa ra một ví dụ bạn đã làm việc thành công dưới áp lực].

“Nêu cách thức tiếp cận công việc của bạn?”

Người phỏng vấn muốn biết liệu bạn có phải là người làm việc có phương pháp và có hệ thống hay không. Hãy lưu ý đưa ra những điều sau vào câu trả lời của bạn: Phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề của bạn khi thực hiện nhiệm vụ;

Biết lập kế hoạch tài nguyên: Bạn cần những gì để hoàn thành công việc – các công cụ, phương tiện, con người, máy móc…;

Lập kế hoạch thời gian: lên thời gian biểu cần làm gì và bao giờ phải hoàn thành;

Lập ngân sách: biết bố trí tiền bạc, thời gian, nguồn lực cho mỗi giai đoạn của dự án;

Lập dự phòng: bạn sẽ làm gì khi mọi việc vượt quá dự kiến, bao gồm cả thời gian và chi phí vượt trội.

“Bạn sẽ làm gì khi ý kiến của bạn khác với của sếp?”

Nếu sếp bạn đưa ra một quyết định mà bạn biết sẽ không hiệu quả, trách nhiệm của bạn là phải đưa ra gợi ý thay thế. Bởi bạn rất có thể chính là người duy nhất có đủ kiến thức kỹ thuật chuyên môn để làm việc này. Vậy liệu bạn có thể khéo léo khi không tán đồng và đưa ra ý kiến của mình không? Ví dụ cho câu trả lời là: Giám đốc hiện giờ của tôi là người rất tốt trong việc thảo luận và bàn bạc các vấn đề. bà ấy đánh giá cao kinh nghiệm của tôi, nên tôi cũng thường có các đóng góp. Nếu ý kiến của tôi khác với ý kiến của bà ấy, tôi sẽ cố tìm xem bà ấy tiếp cận vấn đề từ góc độ nào khiến bà ấy có quan điểm khác. Tôi sẽ giải thích lý do tôi đưa ra ý kiến của mình, và thường thông qua thảo luận, chúng tôi sẽ đi tới giải pháp chung hợp lý. Ví dụ như [đưa ra một ví dụ].

“Hãy miêu tả một vấn đề khó mà bạn đã gặp phải.”

“Bạn xử sự ra sao khi phải đưa ra những quyết định quan trọng?”

“Hãy kể cho tôi về một quyết định khó khăn mà bạn đã phải đưa ra.”

Hãy chọn một vấn đề kỹ thuật, miêu tả kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm bạn đã dùng để giải quyết vấn đề đó, cách thức bạn tiếp cận vấn đề và những nhân tố ảnh hưởng tới việc đưa ra quyết định. Tuyệt đối tránh đưa ra vấn đề như không hòa hợp với đồng nghiệp hoặc cấp trên.

Ví dụ cho câu trả lời:

Khi tôi đưa ra một quyết định quan trọng [hoặc có một vấn đề cần giải quyết], đầu tiên tôi sẽ thu thập những dữ kiện có thể [ví dụ]. Bước thứ hai, tôi sẽ nói chuyện với những người liên quan và nghe ý kiến của họ. tiếp theo đó, tôi nghiên cứu tất cả các mặt và cố dự đoán kết quả có thể xảy ra. Cuối cùng, tôi cố nhìn trước những biến cố có thể ảnh hưởng tới quyết định của tôi, cũng như những vấn đề mới có thể nảy sinh từ đó. Khi đã có thông tin, nhờ kinh nghiệm bản thân, thường tôi sẽ thấy ngay được một giải pháp rõ ràng. đồng thời cân nhắc các yếu tố như thời gian, ngân quỹ, thường sau đó tôi có thể đưa ra quyết định phù hợp. Ví dụ như, [kể tóm tắt quá trình đưa ra một quyết định của bạn].

“Bạn có dự định tiếp tục học nâng cao không?”

Cập nhật kiến thức, thu thập thêm các chứng chỉ là một điều tích cực, nhất là đối với các nghề kỹ thuật. Hãy nói với người phỏng vấn về những khóa đào tạo bổ sung bạn đã tham gia kể từ khi rời trường đại học, kể cả đào tạo vừa học vừa làm lẫn đào tạo chính quy, và bất cứ kế hoạch bổ sung kiến thức và bằng cấp nào của bạn trong tương lai. Bạn có thể sẽ được hỏi những câu hỏi cụ thể về ngành nghề và lĩnh vực kiến thức chuyên môn.

Chúng quá chuyên môn để đề cập tới trong phạm vi cuốn sách này, nhưng thông thường những câu hỏi này sẽ được đặt ra dựa trên: học kế toán thực hành ở đâu tốt hà nội

  • Kiến thức và sự hiểu biết của bạn về một kỹ thuật cụ thể;
  • Chi tiết về kiến thức kỹ thuật của bạn;
  • Cách bạn giải quyết các tình huống nảy sinh trong công việc;
  • Bạn làm gì trong những tình huống cụ thể được đưa ra;
  • Sự hiểu biết của bạn về một chu trình cụ thể;
  • Kinh nghiệm trong việc sử dụng một loại máy móc hay thiết bị cụ thể;
  • Kiến thức về phần mềm kỹ thuật;
  • Bạn giải quyết những vấn đề thường gặp ra sao.

Do công việc của bạn liên quan chặt chẽ tới việc giải quyết vấn đề, nên người phỏng vấn có thể đưa ví dụ về một trục trặc kỹ thuật và yêu cầu bạn giải quyết. với bất cứ câu hỏi nào, hãy trả lời đầy đủ, chi tiết dựa trên kinh nghiệm thực tế của bạn.

Trên đây là một số câu hỏi phỏng vấn cho nghề kỹ thuật và hướng dẫn trả lời sao cho chuyên nghiệp. Mong rằng bài viết trên đây của Triệu cây xanh sẽ phần nào giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn. Chúc các bạn thành công

Xem thêm: Trả lời câu hỏi phỏng vấn cho nghề quản lý

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *