Giới trẻ với cảnh báo về hội chứng Hikikomori.
- By : Ban quản trị
- Category : Sức khỏe
- Tags: Căn bệnh Nhật Bản, Cảnh báo, Hội chứng Hikikomori

Hikikomori trong tiếng Nhật có nghĩa tự rút lui và nghỉ ngơi. Đúng như tên gọi của nó, căn bệnh xuất phát điểm từ các hành vi của các thanh niên tự rút lui ra khỏi xã hội, ẩn mình trong thế giới riêng.
>>> Xem thêm: Bộ GD – ĐT đề xuất phương án cho kỳ thi THPT năm 2019
Contents
1. Hội chứng Hikikomori là gì?
Theo các chuyên gia, Hikikomori là một hội chứng tâm lý nguy hiểm được biểu hiện khi con người không tham gia vào các hoạt động xã hội, tự giam mình trong phòng, không có bất cứ mối quan hệ nào khác ngoài gia đình, không tiếp xúc này kéo dài từ 6 tháng trở lên.
Đây được xem như là một căn bệnh tự kỉ nghiêm trọng khi các bệnh nhân mắc hội chứng Hikikomori không còn khả năng đối mặt với xã hội; không cần đi học, đi làm, chỉ cần ăn uống ở mức tối thiểu trong phòng, xem phim và chơi điện tử, những thanh niên này tự khóa mình trong phòng và từ chối bước ra ngoài thế giới. Căn bệnh xuất hiện tại Nhật đầu tiên vào những năm đầu của thập kỉ 80, hiện nay có khoảng 1 triệu người chiếm gần 1% dân số Nhật mắc hội chứng này và đang lan rộng khắp thế giới.
Thời gian đầu, theo khảo sát đa phần những thanh niên mắc bệnh đều còn khá trẻ rơi vào khoảng thời gian mới bắt đầu thoát khỏi gia đinh và bắt đầu cuộc sống tự lập với độ tuổi trung bình chỉ khoảng 21. Tuy nhiên hiện nay độ tuổi trung bình này đã lên tới 32. lớp học kế toán thuế
2. Mức độ nguy hiểm của hội chứng
Vào thời gian mới xuất hiện hội chứng này không được xem như một căn bệnh, mà chỉ đơn giản là những người đó họ đã quá chán xã hội và việc giao tiếp bên ngoài. Tuy nhiên, với mức độ nguy hiểm đến mức cảnh báo, và độ lan truyền mạnh mẽ, khiến nhiều Hikikomri có thể 2,3 năm và thậm chí cả 10 năm không ra khỏi nhà là điều hoàn toàn bình thường, là điều đáng báo động.
Thời gian gần đây xuất hiện trào lưu “cá voi xanh” khiến người chơi hành hạ bản thân qua từng thời kỳ và kết cục cuối cùng là tự sát. Các chuyên gia cảnh báo cần nghiêm cấm trào lưu này bởi nó bào mòn ý chí và hủy hoại giới trẻ. Nó xuất hiện như một bước tiếp nối của hội chứng Hikikomori và chủ trò chơi cho rằng đây là một cách giải thoát.
Hikikomori là đề tài cấm kị trong cuộc sống của người Nhật vào thời điểm cuối những năm 1990, khi những Hikikomori rơi vào mục tiêu báo động của người Nhật bởi những hành vi phạm pháp nghiêm trọng:
– Vào tháng 5 năm 2000, một bệnh nhân 17 tuổi mắc hội chứng Hikikomori đã chạy trốn khỏi bệnh viện tâm thần, cướp xe buýt sau khi giết chết một hành khách. tự học nghiệp vụ xuất nhập khẩu
– Một bệnh nhân khác nghiện phim sex đã biến ý tưởng của mình thành hiện thực thông qua việc hãm hại bốn trẻ vị thành niên.
– Vụ bê bối của chàng trai hikikomori 24 tuổi bắt cóc cô gái 17 tuổi và suốt bốn tháng đóng rọ miệng nạn nhân.
Tuy nhiên, các chuyên gia cu nhận định rằng, hầu hết các hikimori thường chỉ nhốt mình, không làm hại ai, ngoài bản thân.
3. Tại sao lại trở thành một trào lưu
Hầu hết mọi người đều cho rằng hikikomori đang trở thành một lối sống tiêu cực trong xã hội khiến suy giảm sức khỏe, tạo gánh nặng lên gia đình xã hội, tổn thất về kinh tế (những người mắc hội chứng là những người trẻ và được chuyên gia đánh giá phần lớn người mắc phải là những người thông minh)… Đánh giá chung là gây ra lối sống tiêu cực cho giới trẻ và xã hội.
Với một hikikomori, điều kiện cơ bản để duy trì cuộc sống là một căn nhà được kế thừa từ cha mẹ, một chút tiền thức ăn, tiền điện, nước, internet. Ngoài ra, họ không có quá nhiều nhu cầu mua sắm. Nhìn theo hướng tích cực, các điều kiện này khiến họ tiết kiệm và không phải đối diện với nhiều mặt về kinh tế.
Giới trẻ cho rằng, với lối sống như một Hikikomori khiến họ có thể tiết kiệm một khoản tiền lớn có thể về hưu sớm, tận hưởng cuộc sống thư thái.
Không cần bon chen, kết hợp với một lối sống lành mạnh thay vì ở trong phòng suốt và hạn chế những vật chất không cần thiết trong cuộc sống; đó có thể là lúc khái niệm hikikomori sẽ được nhiều người đón nhận rộng rãi và thực sự trở thành một trào lưu tích cực trên toàn thế giới.
4. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng
Đây không phải căn bệnh di truyền, không ai khi sinh ra đã là một Hikikomori. Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này được cho là do các tác nhân bên ngoài tác động vào, như: Sức ép từ học hành, thi cử, sức ép từ công việc, hay từ xã hội, gia đình…dẫn đến người bệnh rơi vào trạng thái trầm uất, không ước mơ, không hoài bão, không chí hướng, chán nản và tuyệt vọng.
Theo phân tích của Viện Nghiên cứu Tâm thần – Trung tâm Thần kinh Quốc gia và Bộ phúc lợi Lao động Nhật Bản nguyên nhân dẫn đến hội chứng Hikikomori đó là:
- Hệ thống giáo dục quá nặng nề
Không riêng gì Nhật Bản hay các nước châu Á, tất cả các nước có hệ thống giáo dục nặng và máy móc, mọi phụ huynh đều muốn con mình cố gắng học tập để thành đạt và giúp ích cho xã hội.
Dưới các sức ép thi cử để cạnh tranh đỗ đạt các trường top đầu,cạnh tranh trong lớp học đẫn đến tình trạng bạo lực học đường. Hay chỉ bởi bị trêu chọc về ngoại hình hay xa lánh bởi nổi trội trong lớp khiến nhiều bạn thu mình và từ từ rút ra khỏi xã hội.
- Sức ép cạnh tranh trong đời sống kinh tế, xã hội hiện đại
Trong một cuộc khảo sát được công bố năm 2014, thanh niên Nhật Bản xếp ở mức độ thấp nhất về sự hài lòng với bản thân. Có 92,5% thanh niên Nhật Bản tự cảm nhận được mình không thoả mãn yêu cầu của nền kinh tế, dẫn đến tuyệt vọng.
Một số tình huống ảnh hưởng từ gia đình:
+Tình trạng các gia đình hiện nay sinh ít con nên các bố mẹ đặt kì vọng cao khiến con trẻ có lối suy nghĩ tiêu cực chỉ cần danh chiến thắng và bỏ qua các mối quan hệ xung quanh. Với quan niệm của các nước Châu Á cha mẹ Nhật rất ý thức bảo vệ con cái, khiến nhiều người gặp khó khăn tự lập sau này
+ Đổ vỡ trong hôn nhân ảnh hưởng đến tâm lý con trẻ.
+ Tình trạng bố mẹ bận rộn không chăm lo con cái khiến chúng không biết cách giải quyết các vấn đè trong cuộc sống, khi gặp khó khăn chúng tự rút lui và ẩn mình.
- Do đặc thù riêng của văn hoá, lịch sử Nhật Bản.
Người Nhật đặt cao vấn đề lịch sự, tôn trọng do đó nhiều người trẻ không tiếp xúc với người khác thu mình trong phòng nếu không ai quan tâm và chia sẻ.
Quan niệm “trọng nam, khinh nữ”; “con trưởng” vẫn hằn sâu trong suy nghĩ của người dân Nhật Bản, việc lo kinh tế cho cả gia đình do người đàn ông đảm nhiệm, sự cạnh tranh gay gắt để có thu nhập ổn định luôn đè nặng lên tâm lý nam thanh, thiếu niên Nhật Bản
Ngoài ra, xã hội Nhật Bản là một xã hội có nền văn hoá coi trong sự đồng nhất, tên tuổi, vẻ bề ngoài, hay thanh danh được tôn vinh hết thảy. Thiếu niên Nhật Bản phản ứng xã hội một cách thầm lặng, căm ghét bản thân. Không muốn để ai biết, không muốn tâm sự, chia sẻ, chán nản nhiều khi trầm uất dẫn đến muốn tự tử.
- Sự phát triển của mạng xã hội
Do sự phát triển của phương tiện truyền thông đại chúng có những tác động không nhỏ đến hội chứng Hikikomori. Những người này chỉ cần Internet họ đã có thể sống và giao tiếp với xã hội.
Hội chứng Hikikomori không chỉ là mối lo ngại của người Nhật mà còn lan tỏa đến toàn thế giới. Chưa thể kết luận hội chứng này tốt hay xấu nhưng nếu trào lưu lan rộng ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội. Do đó, giới trẻ nên được cảnh báo để tránh nhũng hệ lụy không tốt từ hội chứng này.
Có thể bạn quan tâm: Nên học kế toán ở đâu tốt nhất
Không có phản hồi